Để ớt mang lại năng suất và hiệu quả cao nhất, thì việc tìm hiểu về kiến thức trồng cây, một số loại bệnh trên cây ớt là đều cần thiết
Bài viết dưới dây, An Nông chia sẻ cùng bà con 03 loại bệnh phổ biến trên ớt, biểu hiện cũng như cách phòng trị cho cây.
Nội Dung Chính
BỆNH THÁN THƯ TRÊN CÂY ỚT
Tên gọi khác: Bệnh đốm trái,nổ trái trên cây ớt
Biểu hiện của bệnh thán thư
- Xuất hiện những đốm nhỏ lõm trên bề mặt quả ớt.
- Các vết lõm thường sẽ có hình tròn, hình bầu dục hoặc hình thoi (như hình minh họa)
- Các đốm tròn này sẽ có màu đen, vàng hoặc màu trắng bẩn
- Kích thước vết lõm tròn tầm 1cm và tùy vào giống ớt trái to hay nhỏ
Nguyên nhân gây bệnh đốm trái
- Độ ẩm cao (thường dưới 28 độ C) tạo điều kiện cho nấm gây bệnh thán thư
- Nấm thán thư dễ dàn phát tán do gió và các con côn trùng, nấm thán thư có sức sống cao
- Hơn nửa, tàn dư của các cây ớt nhiễm bệnh hoặc hạt giống nhiễm bệnh là một trong những nguyên nhân chính làm lây lan bệnh
Biện pháp phòng trị bệnh nổ trái trên ớt (thán thư)
- Chọn giống kháng bệnh
- Gieo trồng ớt ở mật độ thích hợp
- Tránh trồng cây ớt trong mùa mưa, nếu ớt gặp mưa tỉ lệ bệnh thán thư sẽ cao hơn
- Sử dụng lưới chống côn trùng bao che xung quanh vườn ớt khi các vườn lân cận có xuất hiện mầm bệnh
- Cân đối bón phân NPK để bổ sung vi lượng cho cây ớt
- Sử dụng các loại thuốc trừ sâu chuyên dụng cho cây như Antracol để bổ sung kẽm
BỆNH HÉO TƯƠI
Biểu hiện của bệnh héo tươi trên ớt
- Giai đoạn ban đầu cây bị héo từ 1 đến 2 nhánh trên thân cây ớt khi trời nắng
- Trong giai đoạn đầu, cây có thể tươi lại khi trời chiều và buổi đêm
- Tuy nhiên, giai đoạn này chỉ kéo dài vài ngày rồi cây ớt chết hẳn
- Tùy từng giống ớt mà biểu hiện này sẽ kéo dài từ 3 đến 7 ngày
Nguyên nhân gây bệnh héo xanh, héo tươi
- Là do vi khuẩn Ralstonia solanacearum
Cách phòng trị bệnh héo xanh
- Luân canh vụ, không trồng ớt quá 2 vu/vùng đất trồng
- Lựa chọn & dùng hạt giống sạch bệnh
- Xử lý đất, vệ sinh vùng trồng ớt trước khi xuống giống
- Lót bạt trải nền vừa diệt cỏ dại vừa ngăn các con côn trùng trong đất gây hại cho cây
- Khi phát hiện cây có bệnh phải nhổ bỏ ngay lập tức, tránh lây lan cho những cây còn lại
- Lưu ý về nguồn nước tưới – đây có thể là nguyên nhân gây bệnh
- Dùng thuốc đặc trị như Alpine
Lưu ý:
Bà con có thể kiểm tra bệnh héo tươi. héo xanh bằng cách nhổ cây để kiểm tra.
- Nếu thân cây và rễ cây ớt bị thối đen, mềm nhũn
- Lõi cây có màu đen, ngửi có mùi hôi
- Nếu bỏ rễ cây đã cắt vào ly nước sẽ phát hiện dịch từ rễ chảy chậm ra và hòa tan vào nước
- Nên nếu cây bị bệnh sẽ dễ dàng lây cho các xây xung quanh nhanh chóng
- Vì vậy, cây bị bệnh nặng có thể thiệt hại vườn trồng lên đến 80%
⇒ Phát hiện sớm bệnh héo xanh và có biện pháp phòng trị kịp thời là vô cùng cần thiết
Sử dụng lưới che nắng dệt kim để che chắn nắng vào buổi trưa và mùa nóng cao điểm cho cây, tránh cây bị sốc nhiệt
BỆNH KHẢM
Biểu hiện của bệnh
- Lá ớt bị biến dạng: lá xoăn lại, mép lá cong lên trên hoặc xuống dưới
- Lá có từng mảng xanh đậm, mảng màu vàng xen lẫn nhau, màu sắc loang lỗ
- Trường hợp nặng hơn thì các chôi non không phát triển, cành cây bị vặn vẹo, cây giòn và dễ gãy
- Bệnh trở nặng từ giai đoạn cây cho hoa và kết trái đến khi thu hoạch
Nguyên nhân gây bệnh khảm
- Do các loại côn trùng như rầy,rệp lan truyền gây bệnh
- Thời điểm dễ bùng phát bệnh khảm là vào mùa nắng nóng, khi đó độ ẩm và nhiệt độ điều cao
Biện pháp phòng trị khảm cho ớt
Thông thường, các bệnh do virus gây ra sẽ không có thuốc mà nên áp dụng các biện pháp phòng trước như:
- Dùng lưới chắn côn trùng để che chắn vườn ớt, tránh các con côn trùng như rầy, rệp gây bệnh
- Sử dụng giống kháng bệnh, KHÔNG sử dụng nguồn giống ở những vườn đã bị nhiễm bệnh
- Theo dõi quá trình phát triển của cây và bón phân đầy đủ để tăng cường sức chống chọi của cây với sâu bệnh
Bên trên là các chia sẻ về biểu hiện, nguyên nhân và cách phòng trị 03 loại bệnh phổ biến trên ớt
An Nông hy vọng mang đến những chia sẻ hữu ích cho bà con để có mùa vụ bội thu!
An Nông – An Tâm Làm Nông
Liên hệ với chúng tôi:
Hotline: 093 111 36 85 (zalo), Email: annongagri@gmail.com
Theo dõi các video mới nhất của An Nông tại YOUTUBE