Nội Dung Chính
Cách làm nhà lưới trồng rau đơn giản tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả cao? là một trong những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trong thời điểm dịch bệnh covid diễn biến phức tạp như hiện nay.
Nhu cầu cần có một vườn rau sạch tự trồng tại nhà trên không gian sân thương, ban công,… được rất nhiều nhà phố quan tâm và triển khai thực hiện
Hãy cùng An Nông tìm hiểu về ưu điểm, nhược điểm 2 phương án này nhé:
CÁCH LÀM NHÀ LƯỚI TRỒNG RAU ĐƠN GIẢN LÀ GÌ?
QUY MÔ NHÀ LƯỚI TRỒNG RAU ĐƠN GIẢN
Tùy theo từng diện tích (ban công, sân thượng, vườn nhà,..) mà bà con có thể linh hoạt kích thước của nhà trồng rau
Ví dụ:
- Với diện tích sân vườn (bên hông nhà) thì nhà lưới trồng rau có diện tích từ 50 đến 100m2
- Với quy mô sân thượng, ban công thì có thể triển làm nhà lưới với diện tích vài chục m2

CHI PHÍ ĐẦU TƯ BAN ĐẦU THẤP – KẾT QUẢ THU HỒI NHANH
So với trồng rau trồng nhà kính (nhà bảo ôn), hay chi phí trồng rau thủy canh thì việc trồng rau trong nhà lưới sẽ có chi phí đầu tư ít hơn rất nhiều lần
Với các vật tư như:
- Lưới chắn côn trùng để che chắn xung quanh và nóc với giá từ 5.000đ/m2
- Thanh nẹp ziczac và các phụ kiện lắp ráp đi kèm, giá từ 8.000đ/phụ kiện
Tính hiệu quả của nhà lưới gấp 1.5 lần so với trồng rau ngoài tự nhiên, rau thu hoạch cho chất lượng xanh và sạch hơn

CÁCH LÀM NHÀ LƯỚI TRỒNG RAU ĐƠN GIẢN GIÚP PHÒNG CHỐNG CÔN TRÙNG VÀ SÂU BỆNH HIỆU QUẢ
Nhà lưới trồng rau đã khắc phục tốt các vấn đề như:
- Ngăn chặn các loại sâu bệnh tấn công rau ăn quả như: sâu xanh, sâu xanh da láng, sâu tơ, sâu đục ngọn,…
- Đồng thời, lưới mùng cho nông nghiệp còn giúp ngăn chặn các con côn trùng nhỏ tấn công vườn rau như: ruồi vàng, ong,bướm…
Nhà lưới giúp ngăn chặn tốt sâu bệnh và côn trùng gây hại đồng thời giúp vườn rau có năng suất và xây dựng được thương hiệu riêng (đối với các farm và dự án trồng rau trên quy mô lớn)
ĐỘ BỀN CAO
Nhà lưới trồng rau đơn giản, theo ước tính sẽ cho độ bền từ 7 đến 10 năm tùy vật liệu xây dựng
Nếu nhà có khu nhà chắc chắn, lưới chắn côn trùng được cố định chắc chắn bằng nẹp ziczac thì nhà lưới có thể đạt độ bền từ 10 – 12 năm
ĐA DẠNG CÁC LOẠI CÂY TRỒNG
Với mô hình nhà lưới đơn giản, bà con hoàn toàn có thể điều kiển được các nhân tố như: gió, nước, ánh sáng, nhiệt độ,… thay vì cây trồng bị ảnh hưởng 100% từ các nhân tố bên ngoài
Bà con có thể trồng được tất cả các loại rau ăn lá như: cải ngọt, xà lách,… cây ăn quả ngắn ngày,…
→ Tăng thêm nhiều giá trị kinh tế cho bà con khi đầu tư xây dựng nhà lưới

2 CÁCH LÀM NHÀ LƯỚI TRỒNG RAU ĐƠN GIẢN VÀ NHANH CHÓNG
Như An Nông đã phân tích, cách làm nhà lưới trồng rau đơn giản tối ưu hóa được rất nhiều vấn đề và tăng năng suất cây trồng.
Sản phẩm thu hoạch cho chất lượng và giá trị dinh dưỡng nâng cao
Vậy xây dựng nhà lưới thế nào là hiệu quả và an toàn?
Căn cứ vào địa hình hình thực tế và điều kiện thi công, bà con có thể chọn 2 phương án thi công nhà lưới trồng rau đơn giản sau:
Mô Hình Nhà Lưới Mái Vòm Hoặc Mái Ngang Kín
Là mô hình nhà lưới che che chắn 100% bằng lưới chống côn trùng từ phần nóc nhà đến phần chân (nơi tiếp xúc với mặt đất)
Mục đích: Ngăn chặn 100% sự tấn công của côn trùng, sâu bọ đến vườn rau bên trong nhà lưới
Tham khảo thêm chi tiết về các mô hình nhà lưới mini & chi phí thi công tại đây: Nhà Kính Trồng Rau Giá Rẻ – Nhà Kính Mini Từ 10m2
Với mô hình này
- Phần mái bà con có thể thi công dạng mái bằng, mái nghiêng hoặc mái vòm cong
- Phân trân trụ nên làm bằng cột sắt hoặc đổ bê tông
- Chiều cao phụ thuộc vào diện tích của nhà, trung bình từ 2m đến 3m là hợp lí
Ưu điểm của nhà lưới:
- Ngăn chặn côn trùng, sâu bọ tấn công phá hoại
- Giảm tối đa lưu lượng thuốc trừ sâu cho cây (hơn 80%)
- Triển khai vụ quanh năm → cây trồng không còn mang tính mùa vụ
- Điều khiểng được các nhân tố về môi trường, tưới tiêu, ánh sáng…
Có thể điều khiểng lượng ánh sáng cho cây trồng băng lưới che nắng có độ che phủ từ 50 – 80% tùy loại cây trồng để hạn chế tình trạng cháy đọt, cháy lá
Nhược điểm của nhà lưới:
- Vào mùa nóng cao điểm, nhiệt độ bên trong nhà lưới có thể cao hơn từ 2 đến 3ºC so với bên ngoài
Điều này cũng ít/nhiều ảnh hưởng đến năng suất cây trồng bên trong nhà lưới

Mô Hình Nhà Lưới Trồng Rau Hở
Là mô hình chỉ được che chắn phần trên mái nhà, xung quanh để trống hoặc chỉ che chắn một phần
Mục đích của nhà lưới mái hở là hạn chế 1 phần tác động từ môi trường như: mưa to, mưa đá, gió giật,…
Ưu điểm của mô hình
- Tiết kiệm tối đa chi phí thi công
- Thông thoáng gió đặc biệt là vào thời điểm nắng nóng
Nhược điểm của mô hình này là không chắn được côn trùng và sâu bọ
- Vì đa số các con côn trùng sẽ bay vào nhà lưới từ 4 bên
- Các con sâu bọ, côn trùng trong đất cũng sẽ dễ dàng tấn công vào do không được che chắn 4 bên

Với cách làm nhà lưới trồng rau đơn giản, bà con có thể sử dụng kết hợp lưới che nắng đài loan (để vừa che nắng cho rau trong mùa cao điểm đồng thời ngăn chặn một số con côn trùng như: ruồi, bướm,ong,…) vào mùa nắng nóng hoặc khi các vườn lân cận có phát hiện cây trồng nhiễm bệnh
Với những chia sẻ bên trên, An Nông hi vọng mang đến những chia sẻ hữu ích cho bà con trong mùa covid này để có một vườn rau xanh – sạch tự cung cấp cho bữa ăn gia đình
Chúc bà con vụ mùa bội thu
An Nông – An Tâm Làm Nông
Hotline 093 111 36 85 (zalo)