Nội Dung Chính
- 1 8 Bước Thi Công Nhà Lưới Đơn Giản Nhất
- 1.1 Bước 1: THIẾT KẾ NHÀ LƯỚI
- 1.2 Bước 2: CHỌN LOẠI LƯỚI CHẮN CÔN TRÙNG PHÙ HỢP
- 1.3 Bước 3: XÂY DỰNG KHUNG NHÀ LƯỚI TRỒNG RAU GIÁ RẺ
- 1.4 Bước 4: ĐI DÂY & CĂNG CÁP
- 1.5 Bước 5: XỬ LÝ CÁC ĐẦU CỘT
- 1.6 Bước 6: PHỦ LƯỚI CHẮN CÔN TRÙNG
- 1.7 Bước 7: LÀM CỬA NHÀ LƯỚI
- 1.8 Bước 8: KIỂM TRA CÁC CÔNG ĐOẠN CÒN LẠI & HOÀN THÀNH
Thi công nhà lưới trồng rau đơn giản, giá rẻ với diện tích từ vài chục đến vài trăm mét vuông với 8 bước đơn giản, hãy cùng An Nông tìm hiểu để bà con có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi bắt tay vào thi công thực tế nhé!

8 Bước Thi Công Nhà Lưới Đơn Giản Nhất
Bước 1: THIẾT KẾ NHÀ LƯỚI
- Không chỉ riêng trong thi công nhà lưới mà đối với tất cả các công trình xây dựng khác, điều quan trọng đầu tiên là phải lên ý tưởng và tạo được bản thiết kế để thi công
- Bà con cần xác định rõ mình cần làm nhà lưới theo kiểu gì, ví dụ:
- Nhà lưới mái đỉnh chữ A
- Thi công nhà lưới mái hở
- Nhà lưới trồng rau mái bằng (dạng hình hộp)
Khi thiết kế nhà lưới cần xác định:
Chiều cao của nhà lưới giá rẻ là bao nhiêu?
- Tùy vào từng loại cây trồng
- Tùy vào khu vực địa hình từng nơi cụ thể, ví dụ nơi gần biển nhiều gió thì thiết kế nhà lưới có chiều cao tầm 2-2.5m là vừa, nơi có nhiều cây cối chắn gió thì chiều cao tầm 3m để tạo độ thông thoáng
Khung nhà lưới
- Đối với diện tích từ vài trăm mét vuông, công trình mang tính bền vững thì bà con nên đổ móng bê tông để tạo độ chắc chắn
- Trụ bê tông thì tùy theo kích thước cụ thể của nhà, với nguyên liệu chính là xi măng + đá mi + lõi sắt V3 + sắt phi 42 hoặc 29 1.4ly, cao từ 50cm đến 100cm

Bước 2: CHỌN LOẠI LƯỚI CHẮN CÔN TRÙNG PHÙ HỢP
Với mô hình thi công nhà lưới giá rẻ thường sẽ cho độ bền trung bình từ 3-4 năm tùy vào vật tư lưới chống côn trùng
Vì vậy bà con cần lựa chọn loại lưới chắn côn trùng phù hợp với nhu cầu sử dụng, có khả năng chống chịu với thời tiết tốt và
- Phần lưới hông dùng cho 4 bên: nên chọn loại lưới có mắt lưới từ 20 đến 24 mesh để che chắn các con côn trùng bay vào
- Phần lưới chống côn trùng cho mái: nên sử dụng lưới có số mesh thưa hơn từ 16 mesh đến 20 mesh để đảm bảo độ thông thoáng cho nhà lưới
xem thêm: Lưới Chắn Côn Trùng 20 Mesh Tốt Nhất

Bước 3: XÂY DỰNG KHUNG NHÀ LƯỚI TRỒNG RAU GIÁ RẺ
Tùy vào từng khung nhà và thiết kế nhà mà khoản cách các cột/kèo/nhịp sẽ có sự khác nhau
Phổ biến nhất là khung nhà lưới giá rẻ mái bằng, khoản cách các cột thường cách nhau trung bình 3m
Mật độ cột càng nhiều thì khung nhà lưới sẽ càng chắc chắn (thường là 1m – 1.5m hoặc 2m)
Đà kèo của nhà lưới thường được cố định bằng bát liên kết (bát liên kết thường có độ bền từ 5 đến 7 năm, cao hơn so với việc dùng chấm hàn để cố định đà kèo)
Xem thêm sản phẩm khớp nối, bát liên kết tại đây :Vật Tư Nhà Kính Nhà Lưới Giá Rẻ 2023

Bước 4: ĐI DÂY & CĂNG CÁP
Đi dây bên trong nhà lưới bằng cây cáp bọc nhựa 4mm hoặc dây cước pa 4li, dây cước pa 5li để giúp lưới chắn côn trùng được căng thẳng hơn và tạo độ chắc chắn hơn
Ở 4 bên phía ngoài của lưới chắn côn trùng bà con nên căng cáp ở độ cao trung bình 1m → giúp lưới được thẳng và ngăn gió lùa vào bên trong

Bước 5: XỬ LÝ CÁC ĐẦU CỘT
Đây được xem là một trong những công đoạn quan trọng trong quá trình thi công nhà lưới nhằm tối đa hóa độ bền của lưới chắn côn trùng
Việc bịt kín lại các đầu cột này giúp ngăn chặn lưới ma sát với các đầu cột làm rách lưới
(mẹo nhỏ: bà có có thể cắt các phần lưới dư khi thi công để bịt đầu cột nhằm tiết kiệm chi phí)
Bước 6: PHỦ LƯỚI CHẮN CÔN TRÙNG
Lựa chọn các loại lưới côn trùng có khổ lớn để trùm lên khung nhà lưới
- Tiết kiệm thời gian may ghép lưới
- Tạo độ thẩm mĩ cao cho nhà lưới
Các khổ lưới chắn côn trùng lớn như: 2.7m, 3.4m, 3.6m,…
Cách phủ lưới chắn côn trùng khi thi công
- Không nên giăng lưới quá căng cũng không nên để lưới quá chùng xuống vì
- Lưới quá chùng khi ở nơi đón gió/nhiều gió → gió giật/gió dũ lâu ngày sẽ bị rách lưới
- Lưới quá căng khi có gió mạnh, lưới ko có độ co dãn nhất định sẽ dễ bị tét lưới
- ⇒ Cách tốt nhất là giăng lưới căng vừa phải, đảm bảo được độ chùn (1 ít) khi có gió để có thể chịu lực tốt hơn

Bước 7: LÀM CỬA NHÀ LƯỚI
Tùy theo từng mô hình nhà lưới và từng loại cây trồng mà bà con có thể thiết kế nhà lưới 1 lớp cửa hoặc 2 lớp cửa
ảnh minh họa
nhà lưới 1 lớp cửa

Nhà lưới 2 lớp cửa

Bước 8: KIỂM TRA CÁC CÔNG ĐOẠN CÒN LẠI & HOÀN THÀNH
Sau khi thi công nhà lưới hoàn thành bà con cần kiểm tra lại tổng quan nhà lưới trước khi đưa vào sử dụng như
- Lưới chắn côn trùng ở phần ngoài đã được xử lí tốt chưa? đã được cố đinh tránh các lỗ ở, chặn gạch hoặc lèn vào dùng đất cố đinh lưới → tránh các con côn trùng khác chui vào
- Đối với các nhà lưới có thi công phủ bạt lót nền chống cỏ mọc bà con có thể dùng ghim bạt lót nền để cố định các mép lưới này chắc chắn hơn