Quy trình kỹ thuật bón phân cây sầu riêng đạt năng suất cao – An Nông

Quy trình kỹ thuật bón phân cây sầu riêng đạt năng suất cao

Khi bón phân cây sầu riêng cần phải lưu ý đến việc chọn phân bón, nhu cầu phát triển của cây cùng điều kiện đất đai. Chỉ khi bạn kết hợp đúng quy trình, đúng phương pháp thì cây sầu riêng mới phát triển tốt, giúp tăng năng suất cây trồng.

Xác định nhu cầu dinh dưỡng của cây sầu riêng

Nhu cầu dinh dưỡng, bón phân cây sầu riêng sẽ dựa vào tuổi thọ cây cùng mức năng suất. Vì thừa hay thiếu dinh dưỡng cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Cây sầu riêng thu bói sẽ cần dinh dưỡng ít hơn sầu riêng kinh doanh. Muốn thu năng suất càng cao thì nhu cầu bón phân càng nhiều.

Giai đoạn phát triển cần nhất là phân bón N, P và cung cấp chất dinh dưỡng sau phát triển đến thu hoạch là K. Tuy nhiên không nên dùng kali clorua (KCl) vì sẽ làm sầu riêng giảm đi mùi thơm vốn có.

Nhu cầu dinh dưỡng, bón phân cây sầu riêng sẽ dựa vào tuổi thọ cây cùng mức năng suất
Nhu cầu dinh dưỡng, bón phân cây sầu riêng sẽ dựa vào tuổi thọ cây cùng mức năng suất

Xác định loại phân bón phù hợp cho cây

Phân bón cho cây sầu riêng thường dùng sẽ có 2 loại là phân hữu cơ và phân vô cơ. 

  • Phân hữu cơ dùng cho cây sầu riêng thường là phân cá, phân gia súc, phân xanh, than bùn hay các loại phân ủ từ những dư thừa thực vật,…
  • Phân vô cơ cần bón cho sầu riêng phải là loại vô cơ có chứa kali, đạm, lân cùng một số phân vi lượng có ích. Tùy vào từng giai đoạn mà có lượng phân bón vô cơ thích hợp.
Có thể dùng phân hữu cơ hoặc phân vô cơ bón cho cây sầu riêng
Có thể dùng phân hữu cơ hoặc phân vô cơ bón cho cây sầu riêng

>>> Xem thêm: Dây cột cành sầu riêng

Chuẩn bị trước khi bón

Trước khi bón phân cây sầu riêng cần chuẩn bị dụng cụ và phân bón:

  • Dụng cụ bón phân có thể trang bị xô, chậu, thùng, cân trọng lượng, máy bón phân hoặc túi nilon,…
  • Phân bón sầu riêng thì chuẩn bị:
  • Phân chứa đạm: Sunphat đạm (SA Nhật hoặc SA Thái) với hàm lượng nitơ (N) là 20-21% hoặc phân Urea Malaysia (46%)
  • Phân lân: DAP Korea có chứa P2)5 hữu hiệu từ 16%-18% hay TE + DAP Plus Humic.
  • Phân kali: Kali Israel chứa 61% (K2O)
  • Phân hữu cơ: phân cá, phân dơi, phân bò, phân gà, phân lợn (heo) hay phân hữu cơ vi sinh,…
Có thể dùng phân hữu cơ hoặc phân vô cơ bón cho cây sầu riêng
Có thể dùng phân hữu cơ hoặc phân vô cơ bón cho cây sầu riêng

Kỹ thuật bón phân cho sầu riêng 

Bón phân giai đoạn kiến thiết cơ bản 

Để cây sầu riêng phát triển mạnh mẽ và đạt được năng suất cao, kỹ thuật bón phân đóng vai trò quan trọng. Giai đoạn kiến thiết cơ bản là thời điểm cần thiết nhất cho cây. Đầu tiên, hãy chọn loại phân thích hợp, chứa các nguyên tố vi lượng quan trọng như kali, magiê và boron. Phân nên có hàm lượng dinh dưỡng cân đối, giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây.

Bón phân giai đoạn kinh doanh

Để đạt được năng suất tối đa trong kinh doanh cây sầu riêng, thì việc cung cấp chất dinh dưỡng đúng lúc và đúng cách là vô cùng quan trọng. Hãy sử dụng phân có hàm lượng dinh dưỡng cân đối, chứa kali, magiê và boron, những chất quan trọng giúp cây phát triển mạnh mẽ và giúp cây đạt năng suất cao nhất..

Lưu ý: 

Khi bón phân, hãy tập trung vào khu vực gần gốc cây và tránh tiếp xúc trực tiếp với thân. Đảm bảo rằng phân được phân tán đều và không tạo tập trung lớn. Ngoài ra, hãy tưới nước sau khi bón phân để giúp hòa tan chất dinh dưỡng vào đất. 

Tuân thủ kỹ thuật bón phân đúng cách sẽ giúp cây sầu riêng phát triển khỏe mạnh và mang lại thu hoạch bền vững.

Tùy vào từng giai đoạn mà bón phân khác nhau
Tùy vào từng giai đoạn mà bón phân khác nhau

>>> Xem thêm: Tỉa cành sầu riêng

Nguyên tắc bón phân cây sầu riêng cần nhớ

Đúng loại phân

Cây sầu riêng chỉ cần hấp thu đúng 3 loại chính là đạm (N), lân (P) và kali (K) trong quá trình phát triển. Ngoài ra, lưu huỳnh (S) cũng cần thiết nhưng chỉ cần 1 lượng ít.

Bón phân cây sầu riêng đúng loại không chỉ giúp cây phát triển mà còn làm cho môi trường của đất ổn định.

Đất chua không bón phân có tính axit cao vượt ngưỡng và đất kiềm không bón phân có tính kiềm qua ngưỡng cho phép.

Đúng nhu cầu sinh lý của cây

Giai đoạn sinh trưởng thì cây sầu riêng cần đạm hơn là kali và ở thời kỳ phát triển thì ngược lại cần kali hơn đạm.

Bón phân nên chia làm nhiều lần theo quy trình phát triển, không nên bón phân quá nhiều vào cùng một lúc sẽ gây lãng phí và ô nhiễm môi trường. 

Có 3 thời kỳ để bón phân là bón lót trước khi trồng, bón thúc và bón rước hoa, bón nuôi quả.

Phù hợp với điều kiện đất đai

Bón phân còn giúp thúc đẩy các vi sinh vật trong đất hoạt động, nhờ đó cây tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn. Vì phân bón không chỉ cần cho cây mà còn tốt cho vi sinh vật đất phát triển hiệu quả hơn.

Bón đúng lúc

Nên bón phân cây sầu riêng lúc sáng sớm hoặc chiều mát hạn chế bón phân vào ngày mưa hoặc buổi trưa. Vì mưa lớn sẽ làm trôi phân còn nắng khô thì phân khó tan và dễ bốc hơi, không còn dinh dưỡng cho cây.

Bón đúng phương pháp

Có 2 phương pháp bón phân là bón lá và bón gốc. Dựa vào nhu cầu phát triển của từng giai đoạn mà chọn phương pháp thích hợp. 

Trên đây là những chia sẻ về bón phân cây sầu riêng mà An Nông muốn gửi đến bạn. Ngoài ra, để cây sầu riêng được mùa, nhiều trái thì bạn hãy dùng thêm dây cột sầu riêng để hạn chế gãy cành khi gió lớn. An Nông chúc bạn sẽ có được mùa sầu riêng bội thu.

Sản phẩm nổi bật

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển lên trên
%d bloggers like this: