Bảo vệ cây ăn trái khỏi sâu rầy giúp duy trì sức khỏe của cây trồng, đảm bảo cho sản lượng và chất lượng quả. Dưới đây là ba cách diệt sâu rầy trên cây ăn trái hiệu quả mà vẫn đảm bảo được các tiêu chí: an toàn, sức khỏe và bảo vệ môi trường
Nội Dung Chính
Biểu Hiện Khi Cây Trồng Bị Sâu Rầy Tấn Công
Những biểu hiện có thể quan sát được bằng mắt để sớm có cách diệt sâu rầy kịp thời. Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp khi cây trồng bị sâu rầy tấn công:
- Lá cây bị ố, những vùng bị sâu rầy ăn trực tiếp có thể chuyển sang màu vàng hoặc nâu.
- Chúng để lại dấu vết như lỗ nhỏ, răng cưa, hoặc đường bám trên lá, làm cho lá rụt lại và trở nên nhỏ hơn so với lá bình thường.
- Bọ chét, bọ nấm thường là những kẻ săn mồi của sâu rầy, nếu thấy chúng xuất hiện nhiều đó là biểu hiện của cây trồng đã bị sâu rầy
- Sâu rầy thường để lại phân lằn trên lá hoặc sợi nhện nếu làm tổ trên cây.
- Cây trồng mất sức sống, mất màu, hoặc mọc chậm so với những cây khác. Nếu sâu rầy tấn công vào quả có thể thấy những vết ăn hoặc quả bị hỏng nặng.
Quan sát kỹ càng những biểu hiện trên để sớm có cách diệt sâu rầy hiệu quả, giữ cho cây trồng khỏe mạnh và giảm thiểu thiệt hại
Vì Sao Cần Phải Diệt Sâu Rầy Cho Cây Trồng
Bảo Vệ “Sức Khỏe” Cây Trồng: Sâu rầy chủ yếu tấn công cây trồng trên lá -> rụng lá, làm yếu cây và giảm khả năng quang hợp, gây suy giảm sức khỏe và sinh trưởng của cây.
“Đảm bảo” Sản Lượng: Sâu rầy tấn công có thể làm giảm sản lượng cây trồng. Chúng có thể tấn công quả, làm suy giảm chất lượng và lượng quả, làm giảm giá trị bán ra
Ngăn Các Mầm Bệnh Lây Lan: Sâu rầy có thể làm tổ trên cây và truyền các vi khuẩn, nấm, hoặc virus từ cây này sang cây khác.
Tóm lại, cách diệt sâu rầy hiệu quả là một phần quan trọng của quản lý cây trồng để duy trì sự khỏe mạnh, sản xuất hiệu quả, và bảo vệ môi trường.
3 Cách Diệt Sâu Rầy Trên Cây Trồng Dễ Dàng
Sử dụng phương pháp sinh học
Được xem là cách diệt sâu rầy an toàn và hiệu quả mà không gây hại cho môi trường và sức khỏe con người. Dưới đây là một số cách diệt sâu rầy bằng phương pháp sinh học:
Dùng thiên địch như: châu chấu, kiến rơi, kiến vàng, … giúp người nông dân tiêu diệt sâu rầy và bảo vệ cây trồng mà không cần dung thuốc hóa học.
- Kiến vàng: giúp giảm tỉ lệ rụng trái
- Ong: kiểm soát sâu đục trái
- Bọ rùa, bọ cảnh gân được xem là kẻ ăn mồi của rệp sáp, chúng có thể ăn trung bình 50 con rệp sáp/ngày.
>>> Xem thêm: 3+ cách diệt sâu trên cây hoa hồng
Cách diệt sâu rầy bằng các biện pháp dân gian
- Sử dụng hỗn hợp nước xà phòng + dầu dừa để phun trực tiếp lên sâu rầy. Nước xà phòng làm cho bề mặt của chúng trở nên nhớt, trong khi dầu dừa làm mất nước, làm khô và giết chết sâu rầy
- Ngoài ra, còn có thể dung một số loại thảo dược như húng quế, tỏi để tạo ra các dung dịch phun để đẩy lùi sâu rầy.
Dùng các biện pháp hóa học diệt sâu rầy
Cách diệt sâu rầy bằng các loại thuốc có chứa hợp chất như:
- Pyrethroids: tác động chủ yếu lên hệ thần kinh của côn trùng, thường được sử dụng trong các sản phẩm phun lá hoặc xịt hạt để kiểm soát sâu rầy trên cây trồng như cà chua, bắp cải và bưởi.
- Neonicotinoids: Có tác động đến hệ thần kinh của côn trùng. Thường được sử dụng trong hạt giống, phun lá hoặc hóa chất dưới dạng dạng hạt để bảo vệ cây trồng khỏi sâu rầy như bọ xít và bọ cắn.
- Methoprene và pyriproxyfen là các hợp chất IGRs thường được sử dụng để kiểm soát sâu rầy, đặc biệt là ấu trùng và dạng nhộng của chúng.
- Spinosad: thường được sử dụng để kiểm soát sâu rầy như sâu bướm, sâu rệp và sâu nha đam.
Cách diệt sâu rầy bằng phương pháp hóa học sẽ mang lại hiệu quả cao & nhanh chóng trong việc diệt sâu rầy, nhưng cũng cần phải sử dụng cẩn thận để tránh tác động tiêu cực đối với môi trường và sức khỏe con người.
Phủ lưới chắn côn trùng cho cây trồng ngăn sâu rầy
Phủ lưới chắn côn trùng là một phương pháp kiểm soát tự nhiên và hiệu quả để ngăn chặn sâu rầy và bảo vệ cây trồng mà không cần sử dụng hóa chất. Dưới đây là một số thông tin và ưu điểm về việc sử dụng lưới chắn côn trùng:
- Lưới chắn côn trùng 20mesh – 25 mesh với mật độ ô vừa đủ để ngăn chặn sự xâm nhập của côn trùng, bao gồm sâu rầy, bọ cánh cứng và các loại côn trùng khác mà vẫn đảm bảo độ thông thoáng cho vườn trồng
- Ngăn chặn chúng tấn công cây trồng giúp giảm lượng sâu rầy gây hại và giảm lượng thuốc hóa học phun lên cây trồng
- Hơn nửa, Lưới chắn côn trùng còn giúp ngăn chặn nấm và các mầm bệnh khác mà sâu rầy có thể mang theo, giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh cho cây trồng.
- Lưới chắn có thể giúp điều tiết nhiệt độ và lượng ánh sáng, tạo môi trường thuận lợi cho cây trồng
Ưu điểm của việc sử dụng lưới chắn côn trùng An Nông Agri:
- Phủ lưới chắn côn trùng là một phương pháp kiểm soát an toàn cho môi trường
- Giảm chi phí dung thuốc trừ sâu, tang hiệu quả nông nghiệp
- Lưới chắn côn trùng có thể được sử dụng quanh năm và tái sử dụng nhiều lần, mang lại hiệu quả lâu dài.
- Giảm rủi ro và tiếp xúc với hóa chất độc hại giúp bảo vệ sức khỏe của người nông dân.
- Giữ cho sinh quyển và côn trùng hữu ích không bị ảnh hưởng, duy trì cân bằng sinh học tự nhiên.
Những Lưu ý khi dùng lưới chắn côn trùng diệt sâu rầy
- Chọn lưới có mật độ ô (số mesh) phù hợp với loại côn trùng cần ngăn chặn.
- Lưới cần được bao phủ đúng cách để ngăn chặn côn trùng xâm nhập
- Kiểm tra lưới định kỳ để phát hiện và sửa chữa bất kỳ hỏng hóc nào, và bảo dưỡng để đảm bảo hiệu quả liên tục.
- Lựa chọn nơi cung cấp lưới uy tín và chế độ bảo hành rõ ràng
- Phủ lưới chắn côn trùng là một cách diệt sâu rầy tự nhiên và thân thiện với môi trường, đặc biệt là trong nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp bền vững.
Cách diệt sâu rầy bằng cách phủ lưới chắn côn trùng là một giải pháp hiệu quả và thân thiện với môi trường. Phương pháp này không chỉ giảm sự phụ thuộc vào hóa chất trừ sâu mà còn bảo vệ sức khỏe con người. Sự kết hợp giữa lưới chắn và các biện pháp sinh học đem là giảm pháp của trợ nông nghiệp bền vững.