Nội Dung Chính
Hiện nay cách trồng cây dâu tằm tương đối đơn giản, dễ thực hiện. Vì Dâu tằm là loại cây khá quen thuộc cũng như mang lại nhiều giá trị. Quả dâu tằm có thể dùng làm nước giải khát, chóng lão hoá, hổ trợ trong làm đẹp, nguyên liệu chế biến một số món ăn hoặc điều trị một số loại bệnh,… Dưới đây là hướng dẫn trồng cây dâu tằm An Nông chia sẽ đến quý bà con.
Giới thiệu về cây dâu tằm
Cây dâu tằm khá quen thuộc đối với người dân Việt Nam, cây được xem như một loại thần dược có công dụng chữa bệnh thần kỳ. Dâu tằm phát triển phát triển tốt ở các vùng ôn đới và cận nhiệt đới, nơi có ánh sáng đầy đủ. Dựa theo màu sắc của quả dâu tằm được chia làm 3 loại đỏ, trắng và đen. Vậy cách trồng cây dâu tằm như thế nào, phải chuẩn bị những gì, cùng đọc tiếp nhé!

Cách trồng cây dâu tằm
Chọn giống
Có rất nhiều giống dâu được trồng ở Việt Nam. Tuỳ theo nhu cầu và mục đích của người trồng mà có thể chọn loại cây phù hợp. Tuy nhiên dù là trồng giống cây nào thì vẫn nên giữ chiều cao của cây trong tầm kiểm soát bằng cách cắt tỉa.

Chuẩn bị hom
Không nên trồng cây dâu tằm từ hạt bởi vì tỷ lệ nảy mầm thấp, cây sẽ mất nhiều năm mới chó thể cho trái. bạn sẽ phải đợi từ 5 đến 9 năm thì cây mới cho trái hoặc cây không cho trái (cây dâu đực). Chính vì vậy, gợi ý tốt nhất là nên mua cây ghép từ cửa hàng uy tín. Cách trồng cây dâu tằm kiểu này sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian trồng cũng như tiết kiệm được chi phí đầu tư.
Hoặc trồng cây dâu tằm từ cành chiết đang là lựa chọn hàng đầu hiện nay vì tính tiện lợi cũng nhi chi phí giá thành vừa vặn. Hom chuẩn phải có 2 mắt trên hom, đường kính ~0,5cm, tuổi hom ~ 8 tháng. Đoạn hom dài từ 18 – 20cm. Vết chặt cách mắt 0,5 – 1cm.

Đất trồng
Yếu tố đất trồng đặt tiêu chuẩn là yếu tố quan trọng đầu tiên ảnh hưởng nhiều nhất đến cách trồng cây dâu tằm nhằm tạo điều kiện cho cây trồng khoẻ mạnh. Đảm bảo có độ tơi xốp cao, có khả năng thoát nước tốt. Đất trồng cần ở nơi có ánh sáng mặt trời để tạo điều kiện cho cây trồng lớn lên khoẻ mạnh, phát triển thuận lợi. Yêu cầu đối với đất trồng là đảm bảo đất không nhiễm các chất độc hại, độ pH ổn định từ 6.7 – 7, độ dầy tầng canh tác tối thiểu từ 70cm trở lên. Đất trồng nên được bón lót, rải vôi phơi ải từ 7 – 10 ngày để xử lí mầm bệnh có trong đất trước khi trồng.
>>> Xem thêm: 5 bước phục hồi cây sầu riêng sau thu hoạch
Tưới nước
Đối với cây dâu tằm trồng lấy quả thì tưới nước hằng ngày cần được chú ý. Kiểm soát tốt lượng nước cần thiết đảm bảo đủ độ ẩm cho đất trồng. Độ ẩm phù hợp giúp cây lớn lên nhanh chóng, sớm cho trái. Dựa vào điều kiện thực tế mà điều chỉnh việc tưới nước. Nhất là vào mùa khô cần tưới nước thường xuyên cho cây.
Tỉa cành
Bên việc tưới nước và làm cỏ thì tỉa cành cũng là công việc bắt buộc liên quan đến cách để trồng cây dâu tằm phát triển tuyệt đối. Cắt tỉa, loại bỏ những lá già, lá héo, cành khô, cành già,… Điều này giúp cho cành non và lá non phát triển. Trường hợp không muốn cây dâu tằm quá cao nên dùng dao cắt đứt ngang một vài vị trí không thực sự cần thiết để hạn chế chiều cao của cây như mong muốn.

Bón phân
- Bón lót: Bón Lót cho cây dâu tằm được thực hiện vào thời điểm làm đất, đào hố. Bón lót giúp cải tạo điều kiện đất để cây con phát triển tốt hơn. Bón lót vào hố trồng, tiến hành lấp đất, phơi ải trước khi trồng cây con.
- Bón thúc: Bón thúc tiến hành trong quá trình chăm sóc, giai đoạn cây dâu tằm sinh trưởng. Giai đoạn này bón phân giúp cây phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ hơn. Sau thời gian trồng từ 15 đến 20 ngày tiến hành bón thúc lần đầu tiên. Giai đoạn này bón thúc bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cây con. Bón thúc cho cây dâu tằm cần được tiến hành điều đặn từ 1 – 2 tháng/ lần. Điều này giúp bổ sung dưỡng chất đầy đủ cho cây dâu tằm phát triển, sớm cho trái. Bón thúc kết hợp với làm cỏ và vung xới gốc, tạo độ thông thoáng cho đất, cây dễ hấp thụ các dưỡng chất từ phân bón hơn.
>>> Xem thêm: cách trồng cây kim ngân lượng xanh tốt quanh năm
Thăm khu vực trồng thường xuyên
- Thường xuyên thăm nom để phát hiện bệnh cây và tiến hành xử lí sớm tránh lây lan
- Vệ sinh xung quanh khu vực trồng, đặc biệt là cỏ dại. Có thể xử lí cỏ bằng máy cắt, nhổ bằng tay hoặc sử dụng bạt phủ diệt cỏ dại
Phủ bạt chống cỏ cho cây dâu tằm
Cách trồng cây dâu tằm không còn quá khó khi bà con nông dân nắm rõ được đặc tính sinh trưởng của cây. Mong rằng sau bài viết này, bà con sẽ trồng thành công cây dâu tằm không chỉ trang trí trong nhà mà có thể mang về đến nguồn kinh tế ổn định, lâu dài. Cảm ơn quý bà con!