Nội Dung Chính
Trồng cây Nguyệt Quế để trang trí lối đi, khuôn viên sân vườn được rất nhiều gia đình yêu thích, tuy nhiên để loại cây cảnh này phát triển tốt và ra hoa quanh năm thì không phải ai cũng biết, trong bài chia sẻ hôm nay bà con hãy cùng An Nông đi tìm hiểu về cách trồng và chăm sóc cây ra hoa nhé!

Một số thông tin về cây Nguyệt Quế
Tên Gọi
- Nguyệt Quế hay còn được mọi người gọi là: Nguyệt Quới, Nguyệt Quất, Cửu Lý Hương
- Cây thân thẳng cao từ 1m – 8m tùy điều kiện sinh trưởng, dáng hẹp & thân nhẵn
- Lá cây hình lông chim nhỏ và mọc cách
- Cây có hoa trắng hơi vàng, mùi thơm thoảng
- Hoa Nguyệt Quới thường mọc ở đầu cành hoặc các chi nhỏ của lá, hoa nở quanh năm
- Quả Nguyệt Quới có hình bầu dục, quả sẽ chuyển dần từ cam sang đỏ khi chín

Có bao nhiêu loại cây Nguyệt Quế
*Nguyệt Quế lá lớn
- Thường được trồng làm cây bonsai.
- Loại này ưa sống trong môi trường đất thịt pha cát & đất phù sa có khả năng chịu hạn
- Nguyệt Quế lá lớn thường được trồng trong chậu nhựa, chậu cần đảm bảo đất tơi xốp, thoát nước tốt → tránh bị úng nước chết cây

*Nguyệt Quế lá nhỏ
- Là loại Nguyệt Quế được nhiều người chơi bonsai ưa thích vì độ nở rộ và nhiều hoa
- Nguyệt Quế lá nhỏ được xem là giống cây đem lại giá trị kinh tế cao tại nước ta trong những năm gần đây
*Nguyệt Quế lá nhỏ thân xoắn
- Cây có dạng thân xoắn độc đáo, bộ rễ đẹp hơn so với cây Nguyệt Quế lá nhỏ bình thường
- Khi cây Nguyệt Quới con cao từ 50cm, thì thân chính của cây bắt đầu xoắn lại, bệnh vào nhau như sợi dây thừng (ảnh bên dưới)

Trồng cây Nguyệt Quế ở đâu nhiều nhất?
Trước kia cây Nguyệt Quế thường mọc hoang sơ ở Miền Bắc Trung bộ, dọc bở sông, trong rừng rậm nhiệt đới, khu vực đồi núi,…
Hiện nay, cây được trồng làm cây cảnh, cây bonsai ở khắp đất nước trong sân nhà, công viên, lối đi,…
Cách trồng cây Nguyệt Quế và một số lưu ý khi chăm sóc
Đất trồng cây
Được xem là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự sinh trưởng của cây
Đất trồng để cây phát triển tốt nhất lên là loại đất thịt pha, pH từ 5-7, màu mỡ và thoát nước tốt
An Nông gợi ý bà con công thức pha trộn giá thể đất trồng cây Nguyệt Quế gồm:
= 2 Đất thịt phù sa + 1 mùn trấu + 1 xơ dừa + 1 phân chuồng đã ủ hoai mục
Cần lưu ý về thời gian thay đất trồng cho cây Nguyệt Quới
Nếu trồng cây trong chậu nhựa, thì sau một thời gian khi cây lớn hơn thì đất trồng trong đất sẽ trở nên cằn cỗi (do đã hết chất dinh dưỡng), lúc này cần:
Biểu hiện bên ngoài bà con cần quan sát để nắm được thời gian cần thay đất/chậu mới là:
- Cây kém tươi, cằn cỗi
- Lá bắt đầu nhuốm vàng
- Nhiều rễ non chồi lên bên trên mặt đất
⇒ Cần thực hiện: Sang chậu nhựa trồng cây giá rẻ mới (có kích thước to hơn) và kết hợp thay mới hỗn hợp đất trồng
Thời điểm tốt nhất để sang chậu là mùa xuân hoặc đầu mùa mưa → để cây phát triển và đâm chồi mới thuận lợi hơn.
Cách nhân giống
Trồng cây Nguyệt Quế thường được nhân giống bằng:
- Gieo hạt
- Giâm cành hoặc chiết cành → nên chọn cây mẹ không quá già cũng không quá non để thực hiện phương pháp ciết chành để cây giống phát triển tốt nhất
- Ghép mắt → lựa chọn cây ghép không bị sâu bệnh, sinh trưởng khỏe, thân mọc thẳng

>>> Xem thêm: bạt phủ chống cỏ cho vườn ăn trái
Lượng nước, độ ẩm, nhiệt độ & ánh sáng
- Trồng cây Nguyệt Quế với độ ẩm cao và cần tưới nhiều nước
- Nhiệt độ thích hợp nhất để cây sinh trưởng là từ 20-35ºC, cây sẽ ngừng sinh trường khi tiết trời dưới 13ºC và có thể chết cây nếu dưới -5ºC
- Cây không thích ánh sáng trực xạ, nhất là vào buổi trưa nắng, Nguyệt Quế là loại cây ưa ánh sáng nhẹ
Phân Bón
- Thực hiện bón phân bổ sung dinh dưỡng cho cây định kỳ 2 tháng/lần, số lượng phân bón tùy theo kích thước và độ tuổi của cây
- Bổ sung NPK, đặt biệt là Kali trong thời kì cây phát triển để đảm bảo độ cứng cáp & an toàn

Bên trên là chia sẻ từ An Nông về cách trồng cây Nguyệt Quế và một số lưu ý khi chăm sóc cây, hi vọng mang đến những kinh nghiệm hữu ích cho bà con trong quá trình trồng để cây nở hoa xinh đẹp nhé!
Các thông tin cần thêm về sản phẩm nông nghiệp đi kèm như chậu nhựa trồng cây, bạt lót nền chống cỏ vườn ươm cây kiểng, lưới che nắng,… vui lòng liên hệ An Nông theo hotline/zalo 093-111-3685 hoặc 093-331-8986 hoặc email annongagri@gmail.com.