Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Dừa Cạn 2023

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Dừa Cạn 2023

Trồng và chăm sóc cây dừa cạn thế nào để cây vẫn xanh tốt, nở hoa to – đẹp, cây có sức sống khỏe mạnh luôn được hội chị em yêu hoa tìm hiểu để chăm cây tốt hơn. Trong bài chia sẻ hôm nay, hãy cùng An Nông đi tìm hiểu một số thông tin về cây dừa cạn, cách chăm sóc để chuẩn bị trồng hoa cho vụ hoa Tết 2023 nhé!

cach-trong-va-cham-soc-cay-dua-can-2022
Trồng và chăm sóc cây dừa cạn chi tiết

Một số thông tin về Cây Dừa Cạn

  • Tên gọi khác của Cây dừa cạn: Hoa Hải Đằng, Hoa Trường Xuân, Hoa Bông Dừa
  • Thân cây: dạng bụi, thuộc thân cỏ, chiều cao trung bình 50cm
  • Lá dừa cạn: có hình bầu dục, đầu tù hoặc hơi nhọn, lá dài 5-6cm với bảng rộng 2-3cm có màu xanh nhạt lúc non, xanh đậm khi lá già, mặt trên trơn bóng, mặt dưới lá nhạt hơn
  • Đặc điểm: cây ưa nắng, sống khỏe, ít bệnh

cach-trong-va-cham-soc-cay-dua-can-2022-1

Kỹ Thuật Trồng Cây Dừa Cạn

Chọn giống

Hiện nay trên thị trường cung cấp 2 loại hoa dừa cạn là:

  • Hoa dừa cạn đứng → thường được trồng thành từng bồn lớn, trang trí giữa 2 bên lối đi, trồng trong khuông viên sân vườn, công viên,…
  • Hoa dừa cạn thân rũ → thường được sử dụng để treo ban công, sân thượng, lan can,… thường được trồng trong các chậu treo

⇒ Tùy vào mục đích trang trí mà lựa chọn giống dừa cạn thân rũ hay thân đứng cho phù hợp

Cây dừa cạn thích hợp gieo giống quanh năm ở nước ta, đặt biệt là vào thời điểm mùa hè tại Miền Nam

Bà con có thể thực hiện gieo giống/ươm cây con trong chậu nhựa C6 trước khi trồng cây vào bồn hoặc chậu treo

cach-trong-va-cham-soc-cay-dua-can-2022-2
2 loại giống hoa dừa cạn phổ biến

Đất trồng cây dừa cạn

thực hiện lần lược các bước:

  1. Sử dụng đất sạch để trồng/ươm cây dừa cạn
  2. Thực hiện trồng cây bằng hạt, cứ mỗi 1 chậu nhựa C5 hoặc chậu nhựa c6 sẽ bón 1 lớp đất → cho 1-2 hạt vào → phủ 1 lớp đất mỏng lên bên trên
  3. Tưới nước 2 buổi sáng sớm và chiều mát bằng vòi sen/vòi phun sương
  4. Từ 5-7 ngày kể từ ngày ươm hạt giống dừa cạn, khi chồi non đã nhú thì bắt đầu mang cây ra ngoài nơi có ánh nắng mặt trời
  5. Để kích thích cây con phát triển tốt hơn có thể tưới phân bón lá theo tỉ lệ 30:10:10 nồng độ 5g/20l để tưới nước  (lưu ý là sau 2h tưới phân thì tiến hành tưới rửa lá, thực hiện lập lại từ 2-4 lần/ngày)
  6. Cây dừa cạn từ 30 ngày tuổi thì có thể chuyển cây con ra chậu nhựa trồng cây phù hợp (chậu bồn, chậu treo)
cach-trong-va-cham-soc-cay-dua-can-2022-3
Đất trồng cây dừa cạn

Giá thể trồng cây

Giá thể trồng cây dừa cạn bao gồm:

  • Xơ dừa: 5kg
  • Tro trấu: 2kg
  • Trấu sống: 2kg
  • Phân hữu cơ: 1kg
  • NPK: 1kg

Trộn điều giá thể cho vào chậu nhựa trồng cây → tiến hành tưới ẩm giá thể trồng trước khi đưa cây con vào chậu

>>> Xem thêm: 3 cách đục lỗ bạt chống cỏ đơn giản 

Sau khi trồng xong phải tưới nước đẫm lại

*Lưu ý: nên thực hiện trồng cây vào buổi chiều mát để cây không bị mất sức, mất nước vào buổi trưa nóng

Tưới nước – bón phân

Khi cây con cho ra chậu lớn trồng thì tiến hành bón phân lần đầu tiên sau 07-10 ngày

Sử dụng NPK 20-15-5 pha loãng nước tưới xung quanh gốc hoặc có thể rắc dạng phân hạt (trung bình 1 muỗng cafe/chậu trồng)

Quá trình chắm sóc cây dừa cạn như sau:

  • Bấm đọt lần 1 cho cây từ 7-10 ngày
  • Bấm đọt lần 2 từ 10-15 ngày
  • Bấm đọt lần 3 sau 20-25 ngày

Hoa dừa cạn sẽ trổ bông từ 60 ngày – tính kể từ ngày cây được chiết từ chậu ươm sang chậu trồng chính thức

*Lưu ý: dừa cạn là loại cây ưa nắng, nên nếu trời râm, thiếu nắng thì bà con có thể đặt cây ở những vị trí có đèn chiếu sáng để kích thích cây trổ bông và phát triển tốt

cach-trong-va-cham-soc-cay-dua-can-2022-4
chăm sóc cây dừa cạn khi trồng trong chậu treo

Phòng bệnh khi chăm sóc cây dừa cạn

Bệnh chết nhánh – Bệnh lỡ cổ rễ trên cây dừa cạn

Cách phòng trị:

  • Hạn chế trồng chậu tiếp xúc trực tiếp với đất, nếu trường hợp bắt buộc trồng cây trên đất bà con nên lót 1 lợp bạt diệt cỏ dại để phòng bệnh
  • Tiến hành phủ bạt các luống trồng
  • Phun phòng trị các loại thuốc phòng trừ bệnh
  • Thu gom/tiêu hủy các chậu trồng đã bị nhiễm bệnh

Bệnh rệp sáp trên cây dừa cạn

Chăm sóc cây dừa cạn thường xuyên để phòng trị, sớm phát hiện bệnh rệp sáp trên cây dừa cạn → tránh lây lan trên diện rộng

Có thể sử dụng phun luân phiên các loại thuốc BVTV như confidor 200sl, ortus 5sc,…

Một số bệnh hại khác, cần phòng trị như sau:

  • Vệ sinh vườn trồng dừa cạn sạch sẽ, thông thoáng
  • Trải bạt hoặc làm giá đỡ để chậu trồng cây → tránh chậu trồng tiếp xúc với nền đất
  • Thu dọn, phun xịt thuốc chống các loại côn trùng gây hại

xem thêm các video về cách sử dụng bạt chống cỏ

Bên trên là các chia sẻ từ An Nông về cách trồng và một số phương pháp chăm sóc cây dừa cạn, hi vọng mang đến những kinh nghiệm hữu ích cho bà con trước khi gieo hạt trồng cây.

Các thông tin cần thêm về bạt chống cỏ lót trồng cây dừa cạn, chậu nhựa trồng cây,… và các sản phẩm dành cho nông nghiệp khác như lưới che nắng, lưới chắn côn trùng, … bà con liên hệ An Nông theo hotline/zalo 093-111-3685 hoặc 093-331-8986 hoặc email annongagri@gmail.com nhé!

Sản phẩm nổi bật

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển lên trên