Nội Dung Chính
Phân gà là loại phân thuộc nhóm hữu cơ, với hàm lượng các chất khoáng và dinh dưỡng cao do đó nó được xếp là một trong những loại phân được ưu tiên sử dụng hàng đầu hiện nay. Tham khảo thêm bài viết để biết cụ thể về nó như thế nào nhé.
Thành phần chính của phân gà
Phân gà là sự kết hợp từ những chất thải liên quan đến khu vực chăn nuôi gà bao gồm: phân gà, nước tiểu gà, thức ăn và các vật liệu lót chuồng (những thứ này đều có thể đem đi ủ hoai và làm thành phân hữu cơ)
Được xếp là loại phân có chất dinh dưỡng cao so với đa số các loại phần chuồng như: bò, trâu, dê,… thì thành phần chính của phân gà bao gồm những gì
- Trong phân gà chưa được ủ hoai có chứa các thành phần như Nito – Photpho – Kali với tỉ lệ khá cao 1.6% – 1.8% – 2%. Còn phan ga tưới thì tỉ lệ thấp hơn nhiều và cụ thể là 0.9% – 0.5% – 0.5%
- Ngoài ra thì phân của những con gà đang đẻ trứng chứa thêm hàm lượng canxi cao
Do đó, đối với cây ăn trái thì đây là loại phân có thể giúp cây phát triển tốt, trái giòn và ngọt.

Phan ga mang đến tác dụng như thế nào?
⇒ Đối với đất trồng
- Làm cho đất trở nên tới xốp, thoáng khí, giảm được độ phèn và mặn
- Tạo được một hệ vi sinh vật có lợi cho đất
- Cải thiện kết cấu đất
⇒ Đối với cây trồng
- Giúp cây sinh trưởng và phát triển nhanh chóng
- Phân gà hỗ trợ cho các hạt giống dễ nảy mầm
- Tạo độ ngọt và tưới tốt cho các mặt hàng nông sản nhất là cây ăn trái
- Tăng sức để kháng cho cây
- Hệ vi sinh vật giúp cho bộ rễ hạn chế được các bệnh như lỡ cổ rễ, ún rễ,…
Có nên sử dụng phân gà tươi bón cho cây hay không?
- Nhìn chung thì phân gà thuộc nhóm phân chuồng nóng, cho nên nếu cứ sử dụng phân gà tươi chưa qua xử lí thì sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến bộ rễ của cây.
- Nhiệt sinh ra từ phân gà có thể làm thối rễ, gây ra các vết thương ở rễ từ đó làm cho vi khuẩn, nấm bệnh có hại dễ xâm nhập vào cây trồng hơn, và đặc biệt là sức nóng đó còn có thể diệt luôn cả các mầm cỏ xung quanh cây và còn hơn cả tác dụng của bạt diệt cỏ dại
- Việc tấn công trực tiếp vào rễ có thể dẫn đến hậu quả cây bị héo và chết, ngoài ra thì các chất hữu cơ từ phân gà tươi sẽ là những chất khó tiêu và cây sẽ không hấp thụ được từ đó việc ủ hoai sẽ luôn phát huy tác dụng tốt hơn
- Ngoài việc chứa các loại vi sinh có hại thì phân tươi còn có thể chứa vi khuẩn E.coli và loại này có thể xâm nhập vào nông sản và làm cho nông sản không đạt chất lượng để có thể bán ra thị trường.
>>> Xem thêm: cách trộn đất trồng rau đơn giản và hiệu quả
Cách thức ủ phân gà
Để ủ phân gà tốt nhất thì cần sử dụng thêm chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma để giúp quá trình phân hủy chất hữu cơ diễn ra nhanh hơn, hạn chế mùi thối của phân gà, đẩy nhanh quá trình mùn hóa và phân hủy phân gà thành các chất dinh dưỡng dễ hấp thụ cho cây trồng. Cùng đi vào cách thực hiện nha:
⇒ Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
- Phân gà: 500kg
- Xơ dừa: 2.5kg
- Phân lân: 10kg
- Trichoderma: 500g
- Nước sạch

⇒ Bước 2: Qui trình ủ
- Để một lớp phân gà phía dưới cùng đảo đều ra
- Tiếp đến là để lớp xơ dừa lên trên
- Trộn phân lân và trichoderma chung nhau và rải đều lên trên bề mặt
- Lấy nước tưới lên, vừa tưới vừa trộn phân cho đến khi lấy tay bóp chặt hỗn hợp thấy rỉ nước ra từng kẽ ngón tay là độ ẩm đã đạt (độ ẩm phải đạt từ 55% đến 60%)
- Sau khi trộn xong vun phân thành đống cao và lấy bạt đậy kín lại tầm 1 tháng là đã có thể mang ra bón cho cây

Lưu ý trong quá trinh ủ cứ cách 2-3 ngày thì kiểm tra nhiệt độ trong đống, nếu nhiệt độ cao từ 70% thì tiến hành trộn lại và rải nước lên thêm, sau đó đậy và tiếp tục ủ.
Phân gà sau khi đã được xử lí thì có thể đem đi trộn đất trồng rau hoặc bón lót, bón thúc cho cây trồng,…
Cho nên việc ủ phân gà trước khi bón cho cây là hết sức quan trọng và cần được thực hiện đúng tỉ lệ để phát huy tốt nhất tác dụng của nó đối với cây trồng.