Nội Dung Chính
Cây Thiết Mộc Lan là một trong những loại cây cảnh được trồng nhiều vừa để làm cây trang trí nhà cửa, văn phòng làm việc, vừa là cây phong thủy giúp tăng tài lộc cho gia chủ. Trong bài chia sẻ hôm nay hãy cùng An Nông đi tìm hiểu về Cây Thiết Mộc Lan và trồng cây chi tiết nhất nhé!

Sơ lược về cây Thiết Mộc Lan
Thiết Mộc Lan hay còn được gọi với tên là Cây Phất Dụ Thơm, cây Phát Lộc, thuộc họ Tóc Tiên và có nguồn góc từ Tây Phi
Đặc điểm:
- Phất dụ thơm thuộc cây gỗ – thân cột, khi thân cây bị cắt thì sẽ đâm chồi/nhánh xung quanh vị trí đã cắt
- Lá cây thiết mộc lan bóng mượt và có màu xanh sẫm, hình nơ. Lá cây có thể dài đến 1m, khổ rộng lên đến 0.1m
- Cây trồng trong đất có thể đạt chiều cao tối đa 6m
- Hoa Phát Lộc có màu trắng, mọc thành chùm, tỏa hương thơm vào ban đêm
- Cây thường cho hoa vào lúc tiết trời chuyển từ Mùa đông sang mùa xuân, hoa thưởng nở vào dịp tết cổ truyền

Việc trồng cây thiết mộc lan trong nhà còn có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt, cây hút được toluene, benzene, … để mang đến nguồn không khí trong lành cho phòng khách, phòng làm việc
Cách trồng & Hướng dẫn trồng cây Thiết Mộc Lan đơn giản
Thiết Mộc Lan cũng giống như các loại cây cảnh phong thủy, cây trồng trang trí văn phòng khác, tuy dễ nhưng cũng đòi hỏi những bước trồng cây – chăm sóc cây chỉnh chu để cây có thể phát triển tốt, ra hoa và không bị chết cây sau một thời gian
Hãy cùng tìm hiểu qua các bước cơ bản bên dưới:
Lựa chọn chậu trồng
Việc lựa chọn chậu trồng cây phụ thuộc vào các yếu tố như
- Cây trồng để trang trí văn phòng, lối đi của tòa nhà cao tầng → nên chọn loại chậu gốm sứ có màu sắc và kích thước tương đồng với không gian của tòa nhà
- Cây trồng để trang trí bàn làm việc → chọn chậu nhựa c6 hoặc chậu gốm sứ có kích thước vừa và nhỏ
- Cây trồng ở vườn ươm cây cảnh, vường kiểng → nên sử dụng loại chậu nhựa trồng cây giá rẻ để vừa tiết kiệm chi phí vận chuyển, vừa thuận tiện khi di chuyển (mua/bán)

*** Lưu ý: dù là chậu trồng cây bằng nhựa hay gốm sứ, vẫn đảm bảo chậu có đục lỗ để đảm bảo được độ thông thoáng cho đất, cho rễ cây thiết mộc lan, và đảm bảo không bị úng/ứ nước khi tưới cây
Chọn giống
- Lựa chọn cây giống không nhiễm bệnh, cho năng suất ổn định
- Thân và lá phát triển tốt, không bị còi cọc
- Tán lá phân bổ đều quanh thân cây chính (lá thường mọc vòng xung quanh thân cây)
- Nên lựa chọn thân cây có đốt ngắn (về khả năng phân tán, có thể chủ động chặt/cắt đốt để cây mọc và phân tán đều hơn sau này)
- Nên lựa chọn cây giống tại các của hàng chuyên bán cây cảnh. Giống cây Thiết Mộc Lan đạt độ tuổi từ 2-3 năm để đảm bảo thân cây đủ già (không bị quá non) để thân cây có đủ lượng nước, dinh dưỡng đâm chồi non
>>> Xem thêm: Bật mí cách trồng cây ngũ gia bì trong chậu nhựa

Đất trồng
Cây Phất Dụ Thơm có thể được trồng ở nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên để cây phát triển tốt nhất thì đất trồng cây nên đảm bảo các yếu tố:
- Đất trồng cây giàu mùn
- Có độ tơi xốp, thấm/thoát nước tốt
- Độ pH từ 5-6.5
- Đất sạch – không có cỏ dại
>>> Xem thêm: Bạt Diệt Cỏ Dại Giá Rẻ, Độ Bền 8 Năm
Nhân giống cây
Có 2 phương pháp chính để nhân giống cây Phát Lộc là giâm cành hoặc trồng cây bằng hạt
Tuy nhiên, hạt Thiết Mộc Lan trên thị trường tương đối hiếm, nên hơn 80% hiện nay mọi người đều áp dụng phương pháp giâm cành với ưu điểm là rút ngăn thời gian sinh trưởng và được chủ động trong việc lựa chọn cây có năng suất cao để nhân giống
Cụ thể như sau:
- Lựa chọn cây mẹ khỏe, mắt lá ngắn để nhân giống
- Tiến hành cắt khúc thân cây (có thể dùng cưa để cắt ngang – đảm bảo tính thẩm mĩ)
- Dùng vôi bôi lên đầu cây vừa cắt để đảm bảo cây không bị thấm nước, không bị ảnh hưởng khi mưa xuống (tránh thân cây bị mục)
- Sau đó tiến hành đặt cây ươm vào giá thể trồng cây hoặc chậu nhựa đã chuẩn bị
- Chú ý giai đoạn giâm cây ban đầu phải đảm bảo đất trồng tơi xốp và nhiều mùng

Hướng dẫn trồng cây Thiết Mộc Lan
Tưới nước & giữ ẩm
Kiểm tra độ ẩm và lượng nước tưới cây trong giai đoạn giâm cành
- Dùng tay kiểm tra độ ẩm của đất, nếu thấy quá ướt thì thông lại lỗ cho chậu cây. Nếu đất quá khô thì tiến hành tưới nước giữ ẩm
- Ví dụ: với cây Thiết mộc lan có đường kính thân từ 25-30cm thì tiến hành tưới trung bình 800-1000ml/ngày
- Tiến hành tưới đều xung quanh gốc và thường xuyên kiểm tra độ ẩm để điều chỉnh tăng/giảm lượng nước tưới
Cắt tỉa cành
- Tỉa bỏ lá héo, lá úa, nhặt bỏ lá vàng
- Nên dùng kéo cắt tỉa lá, không nên dùng tay xước lá → tránh làm tổn thương thân cây
- Thường xuyên lau bụi bám trên lá (nếu có), vệ sinh thân cây để tránh cây bị nhiễm mầm bệnh
Chăm sóc định kỳ
Cây Thiết Mộc lan trồng trong nhà hoặc văn phòng thường xuất hiện sâu quấn chiếu là vằn lá
→ Nếu xuất hiện sâu quấn chiếu và hiện tượng vằn lá thì có thể bắt sâu, nhặt bỏ lá hư và tiến hành phòng trừ sâu bệnh cho cây

Bón phân và xử lí bệnh (nếu có)
Bón phân định kỳ là yếu tố quan trọng giúp cây Thiết Mộc Lan phát triển khỏe mạnh. Cây cần hàm lượng dinh dưỡng nhất định để nuôi thân, lá và ra hoa
Nên sử dụng phân NPK tiến hành bón 2 – 3 tháng/lần, sau đó tiến hành rắc phân bón quanh gốc cây (cách gốc ít nhất 5cm – 10cm), sau khi bón phân tiến hành tưới đều nước để phân tan và ngấm vào đất. Ngoài ra, có thể hòa tan phân vào nước và tiến hành tưới bình thường
Bên trên là các chia sẻ của An Nông về cách trồng cây Thiết Mộc Lan, hi vọng mang đến những kinh nghiệm hữu ích cho bà con trong quá trình chăm sóc cây. Các thông tin cần thêm về sản phẩm nông nghiệp liên quan bà con liên hệ theo hotline/zalo 093-111-3685 hoặc email annongagri@gmail.com