Kỹ Thuật Trồng và 3 Lưu Ý Khi Chăm Sóc Sầu Riêng

Kỹ Thuật Trồng và 3 Lưu Ý Khi Chăm Sóc Sầu Riêng

Nhiều bà con tìm hiểu về kỹ thuật trồng và chăm sóc sầu riêng để cây phát triển và cho chất lượng trái tốt nhất, bởi Sầu Riêng được xem là loại trái cây “vua” trong tất cả các loại trái bởi loại quả này có giá trị cao và được tiêu thụ lớn trên thị trường (cả trong nước và xuất khẩu thị trường quốc tế). Trong bài chia sẻ hôm nay, bà con hãy cùng An Nông đi tìm hiểu về kỹ thuật trồng và 3 lưu ý khi chăm sóc sầu riêng nhé!

ky-thuat-trong-va-3-luu-y-khi-cham-soc-sau-rieng
kỹ thuật chăm sóc sầu riêng từ An Nông

Nên trồng sầu riêng vào tháng mấy trong năm?

Bà con có thể trồng loại cây này quanh năm, tức là vào khoảng thời gian nào trong năm cũng được. Tuy nhiên, thời điểm lý tưởng nhất để loại cây này là vào tháng 5 đến tháng 7 âm lịch (tức là đầu mùa mưa) để hạn chế công chăm sóc, tưới nước và cây có thể bén rễ với đất trồng nhanh hơn

*Lưu ý: tùy vào từng điều kiện thời tiết vùng miền khác nhau mà bà con có thể điều chỉnh đôi chút về thời gian trồng cây để tránh việc cây mới trồng hứng mưa/bão quá nhiều → gây ngập úng, thối rễ, chết cây

Nước ta hiện nay đang trồng các giống sầu riêng phổ biến như sau

  • Sầu riêng Ri6: được trồng nhiều tại các tỉnh miền tây như bến tre, tiền giang,.. với thời gian cho trái trung bình là từ 3 – 4 năm. Giống sầu này có ưu điểm là vỏ mỏng, quả chín có mùi thơm nồng nàn, trọng lượng trái to (có thể lên đến 5-6kg/quả)
  • Sầu riêng Monthong: có đặc trưng là thịt dầy, cơm vàng, vị béo ngọt đậm đà. Giống sầu riêng này được trồng nhiều tại khu vực miền trung và Tây Nguyên
  • Sầu riêng Musang King: có nguồn gốc từ Malaysia với 2 loại là ruột vàng và ruột đỏ, đặc điểm chính của giống sầu riêng này là hạt lép, có vị ngọt và hương thơm đậm nên được mệnh danh là loại sầu riêng ngon nhất thế giới
ky-thuat-trong-va-3-luu-y-khi-cham-soc-sau-rieng-2
Trồng và chăm sóc sầu riêng trên đồi (vùng Tây Nguyên)

Kỹ thuật trồng cây sầu riêng

Khoảng cách trồng cây

Tùy vào diện tích và địa hình thực tế của vườn nhà mà bà con có thể cân đối và phân bổ cách trồng cây cho hợp lí, bên dưới là một số gợi ý từ An Nông

  • Khoảng cách trồng cây tốt nhất là cách nhau từ 8m bởi vì sầu riêng là loại cây thụ phấn nhờ gió
  • Có thể trồng xen canh sầu riêng với các loại cây khác như
    • Xen canh cây sầu riêng với cây cam, cây mít…như bà con miền tây đang áp dụng
    • Xen canh cầy sầu riêng với cây bơ, cây cà phê … như bà con Tây Nguyên đang trồng
ky-thuat-trong-va-3-luu-y-khi-cham-soc-sau-rieng-3
Đảm bảo khoản cách từ 8-10m khi trồng cây

Giống sầu riêng

Nên trồng sầu riêng bằng phương pháp ghép cành hoặc ghép mắt, không nền trồng sầu riêng bằng hạt vì sẽ không mang lại hiệu quả cao

Một số lưu ý khi chọn giống:

  • Nên có ít nhất 2 -3 giống sầu riêng trên 1 vườn trồng để quá trình thụ phấn chéo diễn ra tốt hơn → cho tỉ lệ đậu trái cao
  • Chọn mua cây giống tại các cửa hàng bán cây cảnh hoặc trung tâm cây giống uy tín, cây giống sạch không mang mầm bệnh, cho năng suất tốt

>>> Xem thêm: kỹ thuật chăm sóc cây mai vàng đơn giản 

Đất trồng và kích thước mô/hố trồng

Nếu trồng sầu riêng trên mô đất (đắp mô), kích thước mô tối tiểu 1.5mx1.5m, cao 40 – 60cm. Phương pháp này có ưu điểm là giúp hạn chế tối đa việc ngập úng trong mùa mưa

Đào hố (lỗ) với kích thước trung bình = dài x rộng x sâu  = 50cm x 30cm x 60cm

Sau đó cho từ 0.3-0.5kg vôi bột vào hố trồng để xử lí nấm bệnh còn trong đất

Từ 30-45 ngày kể từ ngày xử lí vôi thì bà con tiến hành bón lót phân theo tỉ lệ = phân chuồng : NPK(15:15:15) = 30.000 : 200 (đvt: gram) + đất thịt → bón sao cho lớp lót đầy hố trồng (bằng với mặt phẳng tự nhiên trước khi đào hố)

Sau 15 đến 20 ngày thì tiến hành trồng cây con

ky-thuat-trong-va-3-luu-y-khi-cham-soc-sau-rieng-4
trồng cây sầu riêng con vào hố

>>>Xem thêm: Chậu Nhựa Ươm Sầu Riêng Giá Rẻ

Trồng cây

  • Tiến hành xới đều lại lớp phân chuồng và NPK đã bỏ vào hố trồng trước đó
  • Tạo hõm trống vừa với kích thước đặt cây sầu riêng con (theo kích thước bầu ươm sầu riêng mua về)
  • Đặt bầu cây (đã gỡ bỏ lớp chậu nhựa hoặc vỏ ươm bằng nilong) sau đó đặt vào hố trồng cây
  • Nén chặt đất lại để khi tưới nước không bị trôi và tạo độ chắc để rễ cây bám vào
  • Có thể cắm cọc cây để cố định thân câu sầu riêng con trong giai đoạn đầu → tránh thân cây non bị gãy, mọc xiêu vẹo

Với cây con mới trồng, bà con có thể sử dụng thêm lưới che nắng thái lan để che chắn nắng trong giai đoạn đầu tránh cây bị sốc nhiệt (dẫn đến chết héo) khi thời tiết quá nóng

ky-thuat-trong-va-3-luu-y-khi-cham-soc-sau-rieng-5
căng lưới chống nắng và chắn bớt gió cho cây sầu riêng con

3 Lưu ý khi chăm sóc sầu riêng

Giữ ẩm

  • Chăm sóc sầu riêng sau khi trồng là một trong những bước quan trọng giúp cây nhanh ra rễ non, thích nghi với môi trường và phát triển tốt hơn
  • Bà con có thể sử dụng tấm tủ gốc cây chống cỏ cho sầu riêng, vừa có công dụng giữ ẩm, vừa ngăn cỏ dại đồng thời bảo vệ cây con trong giai đoạn vừa trồng

xem thêm tại : Hiệu Quả Khi Dùng Tấm Phủ Gốc Chống Cỏ cho Sầu Riêng

⇒ Đặc biệt, khi trồng cây sầu riêng con vào mùa mưa thì tấm tủ gốc chống cỏ này có công dụng vừa diệt cỏ dại vừa ngăn tình trạng rửa trôi đất, rửa trôi phân bón → giúp tiết kiệm đáng kể chi phí bón phân và chăm sóc cây con

ky-thuat-trong-va-3-luu-y-khi-cham-soc-sau-rieng-6
Tấm tủ gốc sầu riêng diệt cỏ dại và giữ ẩm tốt

Tưới nước & Bón phân

Trong giai đoạn cây con, bà con nên lưu ý về lượng nước và cách tưới cho cây

  • Tưới lượng nước vừa phải → tránh gây ngập úng cho cây
  • Sử dụng vòi sen hoặc tưới bằng hệ thống tưới phun tự động → tránh áp lực nước quá lớn làm gãy chồi non
  • Khi cây trong giai đoạn trưởng thành và chuẩn bị ra hoa, nên thực hiện tưới nước 1 ngày/lần, nếu sử dụng tấm tủ gốc chống cỏ thì tưới cách ngày, thực hiện duy trì tưới như vậy trong suốt giai đoạn ra hoa

Tỉa cành & tạo dáng

Việc cắt tỉa cành mang lại 2 lợi ích như sau:

  • Tạo cho cây có chiều cao vừa tầm, như ý → thuận tiện cho việc chăm sóc
  • Cắt tỉa các nhánh còi cọc, kém phát triển → tập trung dinh dưỡng nuôi thân chính và cho trái chất lượng hơn
  • Chăm sóc sầu riêng, cắt tỉa thường → nhanh chóng phát hiện côn trùng, mầm bệnh,.. để có hướng xử lí kịp thời

xem thêm các video của An Nông tại Youtube ANNONGTV

Nhìn chung, việc trồng và chăm sóc sầu riêng cũng không quá khó tuy nhiên cần đòi hỏi kỹ thuật và thời gian chăm sóc thường xuyên để đảm bảo cây phát triển tốt và cho trái chất lượng. Hi vọng với các chia sẻ bên trên sẽ mang đến thêm một vài kinh nghiệm hữu ích cho bà con trước khi quyết định trồng loại trái “vua” này nhé.

Các thông tin cần thêm về cây sầu riêng, tấm tủ gốc chống cỏ cho cây sầu riêng, chậu nhựa ươm cây sầu riêng, lưới che nắng cho cây,… bà con vui lòng liên hệ An Nông theo hotline/zalo 093-111-3685 hoặc 093-331-8986 hoặc email annongagri@gmail.com

Sản phẩm nổi bật

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển lên trên