Nội Dung Chính
Sâu bệnh trên Hoa Hồng do nhiều nguyên nhân như: thiếu hoặc thừa nước, thiếu ánh sáng, thiếu dinh dưỡng,…
Sâu bệnh tấn công làm Hoa Hồng giảm sức sống, lá & hoa bị hư hỏng, cây suy kiệt có thể bị chết.
Xem thêm bài viết 05 Lưu Ý Khi Trồng Hoa Hồng Trong Nhà Kính

Các loại sâu bệnh trên hoa hồng như
BỆNH ĐỐM ĐEN
Biểu hiện
- Lá của Hoa Hồng sẽ xuất hiện những đốm màu đen
- Lá sẽ ngả vàng và rụng dần
Cách phòng trị sâu bệnh:
- Cắt tỉa bỏ những lá bệnh và có chế độ chăm sóc hợp lí
- Để Hoa Hồng ở nơi khô thoáng, ráo nước
- Có thể dùng 1 muỗng ca-fe baking soda pha loãng với 1 lít nước + nhỏ kèm 1 vài giọt xà phòng để phun khử khuẩn cho cây
- Nếu trồng Hoa Hồng trong chậu nhựa, nên lót bạt trải sản diệt cỏ dại, đồng thời bạt giúp thẩm thấu nước tốt hơn và ngăn các con côn trùng trong đât gây hại cho cây

BỆNH PHẤN TRẮNG
Biểu hiện:
- Trên thân và lá hoa hồng sẽ có 1 lớp phấn bao phủ
Nguyên nhân:
- Khu vực trồng bị ẩm ước, thiếu ánh nắng trực tiếp
Cách phòng trị:
- Rải vôi bột để phòng bệnh
- Nếu cây hoa bị bệnh, có thể phun baking soda trong vài ngày để trừ bệnh.
- Nếu trồng hoa hồng trong nhà có mái che nên sử dụng mái che nilong có độ khuếch tán ánh sáng cao để cây quang hợp tốt hơn.

RỆP
Biểu hiện của bệnh rệp hoa hồng
- Những đốm nâu, trắng hoặc xanh thường tập trung trên đỉnh và chồi hoa
- Khi rệp tập trung nhiều sẽ làm chồi, lá bị nhăn, gãy nụ
Cách phòng trị sâu bệnh trên hoa hồng:
- Xịt nước bằng các chế phẩm hữu cơ
- Nếu bệnh phức tạp hơn có thể dùng thuốc trừ sâu chữ trị
- Có thể ngăn ngừa rệp và các con côn trùng khác bằng lưới chống côn trùng, dùng để bao xung quanh nhà lưới trồng hoa

NHỆN ĐỎ, NHỆN TRẮNG
Biểu hiện khi hoa hồng bị sâu bệnh (nhện đỏ, nhện trắng)
- Nhện đỏ sẽ xuất hiện nhiều dưới bề mặt của lá cây
- Nhện trắng li ti sẽ bò và đẻ trứng rất nhanh trên mặt lá
- Nếu bệnh nặng, giây tơ của nhện sẽ giăng kín trên hoa và mặt lá (lúc này mặt lá sẽ có màu trắng ngà)
Nguyên nhân
- Nhện phát triển nhanh chóng trong thời tiết hanh khô
Cách phòng trị
- Dùng thuốc trừ sâu đặc trị bệnh nhện
- Phun sương, tạo độ ẩm cho cây để phòng bệnh
- Dùng lưới mùng chống côn trùng để ngăn chặn hoàn toàn bệnh nhệnh và các con côn trùng khác

BỌ TRĨ
Bọ trĩ hay còn có tên gọi khác là bù lạch có kích thước nhỏ chỉ từ 1mm
Bọ trĩ sinh trưởng nhanh trong 1- 2 tuần
Biểu hiện
- Bọ trĩ thường trú ngụ bên dưới lá hoa hồng, làm cho lá bị xoăn
- Bọ trĩ sẽ hút nhựa ở đọt non và lá non của cây để trưởng thành
- Cây hoa hồng bị bọ trĩ tấn công sẽ có đọt non bị cụt hoặc đứt cánh
- Kích thước hoa nhỏ, không đều và nở chậm

Nguyên nhân
- Bệnh thường xuất hiện vào Xuân – Hè, thời điểm nhiệt độ tăng cao bọ trĩ sinh trưởng và phát triển nhanh
- Cây bị thiếu nước và dinh dưỡng
- Bọ trĩ từ vườn bên cạn bay theo gió sang
Cách phòng trị hoa hồng bị bọ trĩ
- Cung cấp đủ nước cho cây vào thời điểm Xuân – Hè
- Nhiệt độ tăng cao dùng lưới chống nắng che chắn cho cây vào buổi trưa
- Dùng các chế phẩm sinh học để bổ sung dinh dưỡng và tăng đề kháng cho cây
- Phun phòng bệnh cho cây hoa hồng theo chu kỳ (~ 10 ngày/lần)

Hy vọng với các chia sẻ bên trên sẽ mang đến nhiều thông tin hữu ích cho bà con.
Chúc bà con sẽ có những chậu hồng khỏe mạnh và mùa vụ bội thu nhé!
Cảm ơn bà con đã theo dõi bài viết!
An Nông Agri 093 111 36 85 (zalo)
Theo dõi các video về sản phẩm mới nhất của An Nông tại KÊNH YOUTUBE AN NÔNG!