Trồng cây tắc bằng hạt tương đối đơn giản với những bước cơ bản dễ thực hiện tại nhà, trong bài chia sẻ hôm nay bà con hãy cùng An Nông tìm hiểu về cây tắc, công dụng, cách trồng bằng hạt chi tiết nhé!

Một số thông tin về cây tắc
- Tên gọi khác: Cây tắc hay còn được gọi là cây Hạnh (Miền Tây), cây Quất (miền Bắc)
- Tên khoa học: Citrus microcarpa (Hassk.) Bunge
- Thuộc loại cây thân gỗ nhỏ, phân nhiều cành và nhánh
- Cây có lá đơn màu xanh thẫm
- Hoa: mọc đơn, nở xòe thành 5 cánh và có màu trắng, tỏa mùi thơm
- Quả tắc có màu xanh non và chuyển dần sang màu cang và vàng khi chín hẳn, quả có nhiều múi như quả cam, chứa nhiều hạt và có vị chua
Về mặt phong thủy
- Trồng cây tắc mang ý nghĩa sung túc và may mắn
- Vì vậy chưng một chậu tắc kiểng trong gia đình ngày tết là lựa chọn của rất nhiều bà con thay cho lời cầu sung túc cả năm

Cách trồng cây tắc bằng hạt đơn giản
Cây tắc thường được bà con gieo trồng bằng 2 phương pháp chính đó là:
Gieo hạt
- Ưu điểm là: Cây có khả năng sinh trưởng tốt, khả năng chống chịu được với sâu bệnh
- Nhược điểm là: cây tắc chậm lớn, thời gian cho trái thường lâu hơn phương pháp chiết cành
Chiết cành
- Ưu điểm là: ghép cây giống như ý muốn, thời gian cho trái nhanh hơn
- Nhược điểm là:khó tìm được cây giống thuần chủng, cây dễ bị biến dị
Trồng cây tắc bằng hạt bà con có thể trồng quanh năm, nhưng tốt nhất là nên thực hiện gieo hạt trồng cây vào thời điểm đầu mùa mưa
Các bước trồng cây tắc bằng hạt như sau:
Bước 1: Chuẩn Bị
- Chuẩn bị đất sạch (có thể mua tại các cửa hàng bán cây cảnh chuyên dụng). Hoặc nếu sử dụng đất tại vườn nhà thì phải qua các bước xử lí nấm bệnh và vi khuẩn để tránh làm hỏng hạt tắc khi ươm
- Chuẩn bị thêm: than bùn, đá trân châu, phân hữu cơ để bổ sung dinh dưỡng cho đất và tạo được độ tơi xốp để đất thẩm thấu và thoát nước tốt
- Chậu nhựa trồng cây, tham khảo Chậu Nhựa C10 để trồng cây tắc
Bước 2: Xử lý hạt giống trước khi trồng cây tắc bằng hạt
- Hạt giống cây tắc cần phải
- Lựa chọn hạt già
- Hạt giống từ cây mẹ sinh trưởng khỏe, không nhiễm bệnh
- Hạt to tròn, đều không bị lép hạt để tăng khả năng nảy mầm
- Tiến hành rứa sạch lớp nhớt bên ngoài vỏ hạt ⇒ đây được xem là một trong những bước quan trọng bởi vì lớp gel nhớt bên ngoài có thể gây thối hạt trong quá trình ươm hạt
- Có thể kích thích quá trình nảy mầm nhanh hơn bằng cách rửa sạch hạt và ngâm hạt qua đêm trong nước ấm (nước sạch)

>>> xem thêm: Trồng Cây Quýt Từ Hạt Cho Năng Suất
Bước 3: Tiến hành trồng cây
- Tiến hành trộn hỗn hợp giá thể trồng cây gồm: đất sạch, than bùn, đá trân châu, phân hữu cơ để trồng cây
- Cho giá thể đất trồng vào chậu nhựa (lưu ý chiều cao bằng 2/3 chiều cao của chậu trồng là vừa đủ)
- Dùng bình tưới vòi sen tưới làm ẩm đất trồng trong chậu (lưu ý chỉ tưới làm ẩm đất, không tưới nước sũng ướt tránh làm thối hạt chưa nảy mầm), cây tắc ưa nước nhưng không thích bị ngâm trong nước
- Dùng ngón trỏ tạo 1 lỗ hõm trên đất trong chậu trồng cây tắc, sau đó cho hạt tắc vào và lấp lại bằng 1 lớp đất mỏng dầy từ 2 – 3 cm
- Lưu ý:
- Khi trồng cây tắc bằng hạt, phải đặt đầu nhỏ của hạt tắc xuống dưới và đầu to của hạt hướng lên trên, rễ sẽ mọc ra từ đầu nhỏ
- Đối với các chậu nhựa C6 màu đen đến chậu nhựa c8 thì tiến hành gieo từ 2 đến 5 hạt là được, để phòng hạt không nảy mầm hoặc khả năng sinh trưởng không tốt trong quá trình phát triển thành cây con. Sau khi nảy mầm thì lựa chọn cây có khả năng sinh trưởng nhất để giữ lại trồng
- Trường hợp muốn gieo nhiều hạt trong một chậu thì nên lựa chọn loại chậu nhựa to hơn
- Chậu gieo hạt trồng cần phải có lỗ thoát nước dưới đáy chậu
Bước 4: một số lưu ý trong giai đoạn ươm
Sau khi đã ươm hạt vào chậu nhựa thì tiến hành phủ 1 lớp lưới chắn côn trùng (mắt nhỏ) hoặc có thể là 1 tấm màng bọc nilong xung quanh miệng chậu (nhớ dùng tăm chọt thủng tạo lỗ bên trên) để cây nảy mầm và hô hấp
⇒ Mục đích của việc này là giúp giữ ẩm và giữ ấm cho hạt để kích thích nảy mầm
Đặt chậu ở vị trí thoáng mát, ít nắng và tránh mưa. Nếu ở vị trí quá nắng thì nên sử dụng lưới che nắng để che chắn bớt ánh sáng cũng như ngăn mưa nhé!
Nhiệt độ thích hợp nhất cho cây tắc trong giai đoạn này là từ 24 – 28ºC
Cần quan sát mầm ươm thường xuyên trong giai đoạn này, nếu thấy lớp đất mặt trong chậu ươm đã kho đi thì tiến hành tưới nước làm ẩm đất để hạt đủ ẩm và nảy mầm
⇒ Tháo bỏ lớp lưới hoặc lớp màng bọc nilong hoàn toàn khi cây đã bắt đầu nhú mầm → đồng thời chuyển cây sang vị trí có nắng ít nhất 6h/ngày để cây hấp thu dinh dưỡng và lớn nhanh

Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh khi trồng cây tắc bằng hạt
Tưới nước:
- Thực hiện duy trì tưới nước vào buổi sáng sớm và chiều mát 2 lần/ngày
- Khi cây đã ra từ 4 lá non, thì nên tưới nước bổ sung ẩm khi lớp đất mặt đã hoàn toàn khô → tránh bị thối rễ
Ánh sáng:
- Đảm bảo cây nhận đủ lượng sáng và ánh nắng cần thiết
Chuyển chậu cho cây con:
- Khi cây tắc con đã phát triển lớn hơn sức chứa của chậu nhựa trồng cây (ảnh minh họa) thì lúc này tiến hành chuyển cây sang chậu có đường kính lớn hơn
- Nên sử dụng chậu nhựa có đường kính từ 35cm đến 40cm (C13 hoặc C15) để có đủ không gian cho rễ cây phát triển
- Bà con có thể quan sát bên dưới đáy chậu, nếu thấy rễ cây đã mọc lòi ra ngoài, xuyên qua các lỗ thoát nước thì lúc này đã đến thời điểm thay chậu to hơn
Duy trì độ pH ổn định khi trồng cây tắc bằng hạt
- Cây ưa đất có tính acit nhẹ, pH trung bình từ 5.7- 6.5 là phù hợp
- Bằng phương pháp thủ công, bà con có thể hạ độ pH trong đất bằng cách tưới nước cafe đen pha loãng cùng nước sạch cho cây mỗi tháng 1 lần → sau đó tiến hành kiểm tra lại độ pH bằng bút đo

Nhìn chung, trồng cây tắc bằng hạt sẽ rất đơn giản nếu bà con nắm được những bước thực hiện cơ bản và một số lưu ý đặt biệt mà cây tắc cần. An Nông hy vọng qua bài chia sẻ bên trên sẽ cung cấp thêm được một số kinh nghiệm trồng cây bằng hạt hữu ích đến với bà con mình. Các thông tin cần thêm vui lòng liên hệ Hotline/zalo 093-331-8986 hoặc 093-111-3685 hoặc email annongagri@gmail.com nhé!