Nội Dung Chính
Cây Vạn Lộc được xem là cây cảnh – cây phong thủy – cây dùng làm “quà tặng” phổ biến thay cho lời chúc may mắn, phát tài phát lộc, công danh thăng tiến đến cho người nhận. Trong bài chia sẻ hôm nay, hãy cùng An Nông đi tìm hểu chi tiết về cây Vạn Lôc nhé!
Thông tin về Cây Vạn Lộc
Cây Vạn Lộc là loại cây thân thảo xuất phát từ Thái Lan du nhập vào nước ta trong nhiều năm trước, cây còn có tên khoa học là Aglaonema rotundum pink
- Thân cây nhỏ, chiều cao trung bình từ 50-80cm
- Lá vạn lộc có tán lá to, hình bầu dục, trên bề mặt lá có những đốm gân xanh – hồng – đỏ xen kẽ lại với nhau (ảnh minh họa)
- Hoa vạn lộc có màu trắng , định kì cây trưởng thành sẽ nở hoa 3 tháng/lần
- Rễ cây mọc thành từng chùm rất dễ chăm sóc và dễ sống
Phân loại:
- Cây vạn lộc có màu sắc rất đa dạng như vạn lộc màu đỏ, vạn lộc màu xanh, vạn lộc hồng,…
- Điểm nổi bật của Cây Vạn Lộc là cây sẽ chuyển dần từ các màu sang màu hồng đậm khi già

Ý nghĩa phong thủy
Với thân cây trưởng thành ở kích thước mini nên Vạn Lộc rất được ưa chuộng sử dụng làm cây trồng trang trí trong phòng khách, phòng làm việc,…
Cây có tác dụng thanh lọc và điều hòa không khí → góp phần cải thiện không gian sống, nâng cao sức khỏe của con người
Đặt 1 cây vạn lộc trên bàn làm việc giúp tăng thêm khoản xanh cho không gian đồng thời giúp tinh thần làm việc trở nên sản khoái và thoải mái hơn
Về mặt phong thủy
- Cây là biểu tượng của Tài – Lộc → mang đến sự thịnh vượng, tiền tài và phát lộc
- Với ý nghĩa mang đến những điều mai mắn, tốt đẹp cho sự nghiệp, công việc
- Nếu mang cây vạn lộc tặng cho đối tác, khách hàng, bạn bè … thì điều này thay cho lời chúc “mọi điều như ý”, tài lộc hanh thông
- Mọi người thường tặng nhau cây vạn lộc trong dịp năm mới, khai trương, tân gia, thăng chức,…
Cây Vạn Lộc phù hợp với những tuổi nào
Với màu đỏ hồng nổi bật của cây Vạn Lộc, các chuyên gia về phong thủy đánh giá cây vạn lộc có sự tương đồng với cây Phú Quý , 2 loại cây này đều phù hợp với người thuộc mệnh Hỏa và mệnh Thổ
Người mệnh hỏa và mệnh thổ có thể đặt cây vạn lộc trên bàn làm việc hoặc trong phòng khách đều tốt

>>> Xem thêm:chậu nhựa trồng cây c10
Một số lưu ý khi trồng và chăm sóc
Đất trồng cây Vạn Lộc
- Là loại cây thuộc dạng dễ chăm sóc nên Vạn Lộc có khả năng thích nghi với nhiều loại đất trồng khác nhau
- Tuy nhiên, để nói đến loại đất phù hợp nhất thì cây vạn lộc phù hợp với loại đất trồng với hỗn hợp: đất thịt + xơ dừa + tro + trấu
- Cần lưu ý, không nên cho quá nhiều xơ dừa vào đất trồng vạn lộc, vì trong xơ dừa có nhiều nấm mốc chưa được xử lí có thể làm giảm đề kháng và gây nhiễm bệnh cho cây
Ánh sáng khi trồng cây
- Thuộc loại cây ưa ánh sáng nhè nhẹ, vì vậy cây phù hợp để đặt cạnh cửa sổ phòng làm việc, trưng bày trong phòng khách, phòng làm việc,…
- Nên mang cây ra ánh nắng trung bình 1 tuần/lần để cây hấp thụ ánh sáng và dưỡng chất để phát triển tự nhiên nhất (tuy nhiên không phơi cây vào buổi trưa khi trời đang nắng gắt)
Nước và tưới nước
- Thực hiện tưới nước 2 lần/tuần cho cây vạn lộc, trường hợp trồng cây vạn lộc trong vườn ươm, trồng cây ngoài trời (mái hiên, sân thượng) thì có thể tăng/giảm lượng nước tưới sao cho phù hợp để đảm bảo đủ độ ẩm cho cây bởi vì Vạn Lộc là loại cây ưa nước

Nhân giống cho cây
- Có thể thực hiện nhân giống cây vạn lộc bằng phương pháp tách chồi non (tách ra khỏi bụi lớn)
- Mang cây con (chồi con) gieo trồng ở điều kiện mát mẻ, đủ ẩm và dinh dưỡng
xem thêm các video hay của chúng tôi tại ANNONGTV
Bên trên là các chia sẻ từ An Nông về vạn lộc, ý nghĩa phong thủy và một số lưu ý khi trồng cây, hi vọng mang đến những kiến thức hữu ích cho bà con trong quá trình trồng & chăm sóc cây. Các thông tin cần thêm về sản phẩm dành cho nông nghiệp như: lưới chắn công trùng, lưới che nắng đài loan , bạt diệt cỏ dại,… vui lòng liên hệ An Nông theo hotline/zalo: 093-111-3685 hoặc 093-331-8986 hoặc email annongagri@gmail.com nhé!