Bạn có biết tại sao hoa mai lại là biểu trưng cho ngày Tết của người Việt không? Cùng An Nông tìm hiểu ý nghĩa của hoa mai trong ngày Tết.
Nội Dung Chính
Đặc điểm của cây hoa Mai
Hình dáng và bộ rễ
Cây mới có hình dáng thanh cao, là họ cây đa niên nên có thể sống và phát triển tốt đến hơn 100 năm. Cây mai vàng thân gỗ nên cứng cáp, cành hơi giòn nhưng vẫn có thể uốn để tạo dáng cây. Thân cây xù xì và có nhiều cành, nhánh. Tán cây có lá thưa nên có thể phát triển tự do và cao tối đa lên tới 20 – 30m. Gốc cây to và bộ rễ phát triển lồi lõm với độ sâu từ 2 – 3m.
Lá mai
Là lá đơn và mọc xen kẽ so le với phiến lá có hình dạng trứng thuôn dài. Mặt trên là có màu xanh biết nhưng phía sau lá thì lại có màu hơi ánh vàng.

Hoa mai
Là loại hoa lưỡng tính. Hoa mai được mọc ra từ nách lá và tạo thành từng chùm với nhau. Lúc đầu thì mọc ra hoa cái, sau đó hoa cái sẽ nở bung và xuất hiện các chùm nụ xanh non.
Tuần đầu tiên thì nụ hoa sẽ nở thành những cánh hoa mai vàng và tươi rực rỡ. Hoa mai có cấu tạo 5 cánh nhỏ và mỏng manh nhưng cùng có những bông hoa đặc biệt lên tới 9-10 cánh. Thường hoa sẽ nở và tàn trong 3 ngày.
Thời gian nở
Thường thì hoa mai sẽ nở vào mùa xuân nhưng do thời tiết thay đổi nên hoa cũng sẽ thay đổi thất thường, nên có hiện tượng hoa mai nở sớm hoặc nở trái mùa. Không phải tất cả hoa đều có thể đậu hạt. Nến hoa có thể đậu hạt thì khi tàn, bầu noãn của hoa sẽ phình to lên và thời gian sau sẽ có kết hạt.
Ý nghĩa của hoa Mai trong ngày Tết
Từ ngày xưa thì hoa mai đã gắn bó với làng quê, đồng ruộng Việt Nam, gắn bó với con người từ thời khai thiên lập làng để sinh sống. Cây ươm mầm và cắm rễ thật sâu vào đất để gió bão không khuất phục. dù thời tiết có nghiệt ngã đến đâu thì cây mai vẫn bền bỉ theo năm tháng, vẫn tràn đầy sức sống và nở hoa vào đầu xuân.
Do đó, cây mai đã được ông cha ta ngày xưa ví như biểu tượng của cốt cách, luôn giữ vững tâm trí đạo lý ân nghĩa, như sức sống bền bỉ dù trải qua bao gió sương rồi cũng đơm hoa vào đúng đầu xuân, mang đến nhiều sắc hương ngọt ngào.
Ngoài ra thì sắc vàng của hoa mai cũng biểu trưng cho sự sung túc và giàu sang phú quý. Mai vàng nở đầu năm sẽ đem đến sự phồn vinh và hạnh phúc cho cả năm tiếp theo.

Các loại hoa Mai phổ biến hiện nay
Hiện nay trên thế giới có khoảng hơn 24 loại cây mai và tại Việt Nam thì có hơn 19 loại. Cùng An Nông tổng hợp các loại mai phổ biến nhất tại Việt Nam:
Cây mai tứ quý
Cây mai Tứ Quý (tên còn gọi là mai đỏ) và trong khoa học có tên gọi là Ochna Atropurpurea. Đây là mai kiềng, không chỉ nở vào mùa xuân mà còn có thể nở quanh năm. Cây mai tứ quý đặc biệt hơn những hoa khác chính là mai này nở hoa 2 lần. Lần đầu sẽ là màu vàng, lần sau thì màu đỏ.
Lúc đầu nở, hoa mai vàng 5 cánh tươi sẽ rụng hết đến khi tàn, còn 5 đài hoa thì sẽ chuyển sẽ màu đỏ sẫm và úp vào như búp ôm lấy nhụy hoa.

Cây bạch mai
Chiều cao tối đa của cây bạch mai là 15m, trồng chủ yếu tại Bến Tre, Hà Tiên à vùng núi Bà Đen – Tây Ninh. Bạch mai sẽ có hoa màu trắng tinh khiết với 6-8 cánh dày, hơi tròn và nhụy vàng gần giống với hoa sứ. Nhược điểm lớn của cây bạch mai là khó trồng và chăm sóc.
Hồng mai
Cây hồng mai có tên khoa học là Jatropha pandurifolia thuộc họ cây gỗ và có chiều cao chỉ từ 1 – 4 cm. Mọc đơn lẻ và xẻ thùy với lá cây có màu xanh thẫm. Hoa hồng mai có 5 cánh và màu hồng xinh cùng nhị hoa màu vàng tươi. Thường thì hoa sẽ mọc thành cụm ở đầu nhanh và nở rải rác quanh năm chứ không riêng gì mùa xuân. Quả của hồng mai khi chín sẽ có màu nâu đen.

Song mai
Được gọi là song mai vì loài mai này thường sẽ ra hoa kết trái từng đôi. Hoa song mai có màu trắng muốt, nhìn thanh khiết và tinh khôi.

Nhất chi mai
Cây nhất chi mai với gốc cây to xù xì và thân gỗ đen bóng. Là nhỏ và mang một màu xanh non, phần đầu của lá nhọn giống như hình mũi mác. So với các loại khác thì hoa nhất chi mai nhỏ hơn, nhiều cánh mỏng. Ban đầu sẽ có màu trắng gần tàn thì chuyển sang đỏ. Hoa mọc thành chùm hoặc là từng bông đơn.
Trên đây An Nông đã nói cho bạn biết về ý nghĩa của hoa mai trong ngày Tết cùng với những loại mai phổ biến tại Việt Nam.