5 Bước Phục Hồi Cây Sầu Riêng Sau Thu Hoạch - An Nông

5 Bước Phục Hồi Cây Sầu Riêng Sau Thu Hoạch

Để có thể thu hoạch với năng suất cao, chất lượng tốt thì sau mỗi mùa sầu riêng cây sẽ trở nên rất nhạy cảm và yếu, cho nên một điều hết sức quan trọng tiếp theo là việc phục hồi cây sầu riêng sau thu hoạch. Cách chăm sóc sau thu hoạch thế nào, cần bón phân gì, có cần bón nhiều phân hay không, cắt tỉa thế nào,… là câu hỏi chung của rất nhiều bà con. Cùng An Nông tìm hiểu và hệ thống lại quá trình phục hồi cây sao cho cụ thể và dễ thực hiện nhất nhé!

5-buoc-phuc-hoi-cay-sau-rieng-sau-thu-hoach

5 bước phục hồi cây sầu riêng sau thu hoạch

Bước 1: Giai đoạn nghĩ của cây sầu riêng sau thu hoạch

Theo kinh nghiệm lâu năm của những nhà vườn trồng sầu riêng mà An Nông từng có dịp trao đổi thì cách tốt nhất để phục hồi cây sầu riêng sau mỗi vụ thu hoạch cần cho cây sầu riêng nghĩ ngơi từ 10 đến 15 ngày. Đó là giai đoạn để cây ngưng lại và không dễ bị sốc khi bắt đầu thúc phân đón vụ tiếp theo.

Vào giai đoạn này nên chỉ chú ý đến việc dọn dẹp xung quanh vườn, đặc biệt là dọn dẹp cỏ dại, để vườn thông thoáng và hạn chế côn trùng tấn công cây ở giai đoạn nhạy cảm này. Cách tốt nhất là dọn dẹp thủ công (làm cỏ bằng tay, cắt cỏ bằng máy,…) hoặc sử dụng Bạt diệt cỏ dại để diệt cỏ cho cây sầu riêng.

5 buoc phuc hoi cay sau rieng sau thu hoach 1

Bước 2: Dọn cành, tỉa cành cho cây sầu riêng

Là một kỹ thuật không thể thiếu trong quá trình phục hồi cây sầu riêng sau thu hoạch và đặc biệt quan trọng, nó ảnh hưởng đến việc quang hợp của cây (đặc biệt hơn là cây sầu riêng mang trái tại cành nên ánh nắng càng rất cần thiết cho cả cây). Bên cạnh đó việc dọn dẹp cành còn có thể hạn chế được côn trùng, sâu bệnh hại.

  • Đầu tiền là cần cắt bỏ những cuốn trái còn sót lại sau thu hoạch sầu riêng
  • Tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh, cành khô, cành mọc vượt che khuất ánh sáng
  • Tỉa bỏ những cành mọc cách mặt đất từ dưới 1m để hạn chế việc nứt thân, xì mủ
  • Cần đảm bảo cây sầu riêng thông thoáng để gió và nắng có thể len vào cây.

5-buoc-phuc-hoi-cay-sau-rieng-sau-thu-hoach-2

Bước 3: Tiến hành phun BM Copper Gold để loại sạch mầm bệnh trong vườn

Sau khi tỉa cành xong bà con có thể tiến hành xới đất trong vườn và tiến hành phun rửa vườn bằng BM Copper Gold để diệt nấm bệnh còn lại trong đất để quá trình cây sầu riêng phục hồi sau thu hoạch được an toàn hơn, bên cạnh đó hạn chế việc nấm bệnh có thể tấn công vào các vết cắt cành.

Bước 4: Bón phân phục hồi vườn cây

Đây là biện pháp giúp cây lấy lại sức sau quá trình mang trái cho vụ trước, bên cạnh đó cũng tạo thêm cơi đọt mới giúp cây có năng suất tốt cho vụ tiếp theo. Gợi ý các loại phân bón từ An Nông như sau:

  • Phân hữu cơ khoáng Fertiganic 65 OM + 3-2-2, đây là loại phân hữu cơ mới có hàm lượng chất hữu cơ tinh khiết cao, giúp cây tăng cường hấp thu khoáng chất, cải thiện khả năng giữ chất dinh dưỡng trong đất. Sản phẩm còn có thêm hơn 70 chất dinh dưỡng trung vi lượng và đặc biệt có thêm các vi chất hiếm như Titanium và Selenium giúp cây tăng cường quang hợp và kích thích hệ vi sinh trong đất hoạt động mạnh mẽ. Là loại phân được lựa chọn nhiều nhất để phục hồi cây sầu riêng sau khi thu hoạch.
  • Tiếp theo là bón Entec 20-10-10 + 3S với liều lượng 2.5kg ->3kg/cây giúp cho chồi to, phát triển mạnh mẽ. Đồng thời kết hợp phun thuốc kéo đọt để lá có thể dày bóng và quang hợp tốt. (theo nghiên cứu thì 1 trái sầu riêng để phát triển tốt thì cần có 330 lá, vì vậy bà con rất cần chú ý đến việc chăm sóc cây sầu riêng với những bộ lá dày, xanh, bóng và hạn chế sâu bệnh hại tấn công)
  • Đến giai đoạn cuối lá lụa, bón thêm phân bón Fruit Ace để già là, cứng lá, đọt cây phát triển tốt và giúp cho việc xử lí ra bông tiếp theo
  • Đến cơi đọt thứ 2 bà còn tiếp tục bón Entec 20-10-10 + 3S với liều lượng như trên, và tiếp tục chăm sóc cho cây ra đọt nhanh. Đến khi lá già thì tiến hành bón Entec Special để làm cho cơi đọt già trước khi thực hiện siết nước làm bông.

5-buoc-phuc-hoi-cay-sau-rieng-sau-thu-hoach-3

Bước 5: Thăm vườn thường xuyên

Trong quá trình xử lí để cây sầu riêng ra đọt non thì cần thăm vườn thường xuyên để sớm phát hiện các loại côn trùng gây hại, các loại bệnh hại ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sau thu hoạch của cây sầu riêng.

Nhìn chung thì quá trình phục hồi cây sầu riêng sau thu hoạch nói riêng và phục hồi cây sau thu hoạch nói chung là hêt sức quan trọng và tuyệt đối rất cần thiết. Vì sau mỗi mùa vụ cây hoạt động với tần suất rất cao gây tổn hại về sự sịnh trưởng của cây, cho nên việc phục hồi giúp cây trong khu vườn của bạn về sau rất nhiều.

Sản phẩm nổi bật

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển lên trên