Bệnh đốm lá gây khô lá, khô ngọn sầu riêng là bệnh rất thường gặp trong suốt giai đoạn sinh trưởng của cây. Cùng An Nông Agri tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh cũng như các biện pháp phòng trị hiệu quả nhé!
Nội Dung Chính
Bệnh đốm lá là gì?
Là một dạng bệnh lí mà lá của cây sầu riêng tạo ra những vệt đốm, vùng màu sắc khau nhau. Các vệt đốm tròn này có đường kính từ 1cm – 3cm do nhiều nguyên nhân như: nấm, virus, thay đổi về nhiệt độ môi trường sống của cây, …
Nguyên nhân gây bệnh đốm lá trên cây sầu riêng
Nguyên nhân của bệnh đốm lá
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây bệnh đốm lá sầu riêng:
Do Nấm đốm lá, nấm mốc, nấm vi khuẩn: Xảy ra khi môi trường ẩm ướt làm cho nấm dễ phát triển, sợi nấm mọc trên vết bệnh và lây lan sang các lá khác, chúng tạo ra các lớp mốc mịn hoặc xám trên lá
Do vi khuẩn: Thời tiết mưa nhiều, cành & tán phát triển chồng chéo lên nhau mà không được cắt tỉa thông thoáng cũng là nguyên nhân để vi khuẩn phát triển và gây bệnh cháy lá
Yếu tố từ môi trường: Độ ẩm cao, thiếu ánh sáng + thời tiết ẩm → các loại nấm & vi khuẩn gây bệnh cũng sẽ phát triển.
>>> Xem thêm: Bệnh phấn trắng trên cây sầu tiêng là gì?
Biểu hiện của bệnh
Bệnh cháy lá sầu riêng có thể xảy ra trên cả lá già và lá non với những biểu hiện bệnh như là:
- Những đốm tròn nhỏ, sũng nước hoặc phỏng sôi trên lá và chúng dần lan rộng ra (từ đầu lá về cuốn lá)
- Sau 1 thời gian những vết bệnh này sẽ khô lại và chuyển sang màu nâu cháy, làm cho lá sầu riêng bị co quắp lại, bị biến dạng.
- Những lá sầu riêng bị nhiễm bệnh thường rụng sớm, cây bệnh nặng thì tán bị cháy lá làm giảm khả năng quang và ảnh hưởng đến quá trình ra hoa sầu riêng
- Ban đầu bệnh đốm lá xuất hiện từng cụm trong vườn trồng và dần lan rộng, bệnh có thể tấn công trên thân non dần làm khô & chuyển màu ngọn cây sang trắng xám
Phòng trị bệnh đốm lá trên cây sầu riêng hiệu quả
Để ngăn ngừa bệnh cháy lá trên sầu riêng là một quá trình chăm sóc & kết hợp nhiều biện pháp từ việc giảm thiểu các nguy cơ gây bệnh đến việc điều trị bệnh khi xuất hiện triệu chứng, dưới đây là một số biện pháp
1. Phủ bạt diệt cỏ dại và vệ sinh vườn trồng
- Phủ bạt chống cỏ mọc cho cây để ngăn ngừa cỏ dại và giúp vườn trồng sầu riêng được vệ sinh, thông thoáng hơn. Với cây sầu riêng con từ 1- 3 năm nên dùng tấm phủ gốc chống cỏ kích thước 1m x 1m hoặc 1.5m x 1.5m là phù hợp.
- Quá nhiều lá rụng gây ẩm ướt cũng là nơi cho nấm mốc gây bệnh phát triển → thu dọn lá, vệ sinh vườn thông thoáng
- Loại bỏ các lá bị nhiễm bệnh (nếu có) sớm nhất để giảm thiểu nguồn lây bệnh
2. Quản lí độ ẩm & cắt tỉa cành
- Tránh tình trạng dư thừa độ ẩm, nhất là trong mùa mưa cần giữ cho môi trường trong vườn trồng được khô ráo, thông thoáng
- Cắt tỉa cành già, các tán xếp chồng chéo nhau → giảm khả năng lây nhiễm bệnh giữa các cây
3. Phân bón và dinh dưỡng cho cây
- Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây thông qua việc bón phân đúng thời điểm để tăng cường sức khỏe của cây để kháng bệnh tốt hơn
- Lưu ý: phân bón có hàm lượng nitow cao quá mức cây cần cũng là nguyên nhân gây bệnh đốm lá sầu riêng
- Đồng thời, khi bón phân kết hợp phủ tấm bạt che gốc chống cỏ → giúp lượng phân bón cho cây không bị bay hơi, không bị rửa trôi, giúp cây hấp thụ dinh dưỡng tối đa
4. Sử dụng thuốc đặc trị bệnh
- Trường hợp cây nhiễm bệnh cháy lá bà con có thể sử dụng nấm đối kháng Trichoderma để phòng trị, kết hợp với phun thuốc lên tán cây và xử lí đất trồng
- Tiêu hủy cành, lá bị nhiễm bệnh để tránh lây lan
- Trồng cây với mật độ vừa phải 6-8m/cây để vườn trồng thông thoáng và hạn chế nhiễm bệnh chéo
Như vậy để phòng trị bệnh đốm lá trên cây sầu riêng bà con cần duy trì vườn trồng thông thoáng, vệ sinh sạch sẽ và quản lí độ ẩm đúng cách, … là những yếu tố quan trọng để giảm nguy cơ nhiễm bệnh và đảm bảo năng suất cây trồng tốt nhất. Qua bài chia sẻ bên trên An Nông Agri mong rằng bạn sẽ có thêm được nhiều kinh nghiệm trong quá trình chăm sóc vườn sầu riêng của mình nhé!