Cách Trồng Cây Nhãn Đơn Giản - An Nông

Cách Trồng Cây Nhãn Đơn Giản

Nhãn là loại quả chứa nhiều chất dinh dưỡng và đặc biệt rất dễ gieo trồng. Bạn chỉ cần nắm vững kỹ thuật trồng cây nhãn và có chút kinh nghiệm chăm sóc là có thể trồng nhãn để cải thiện thu nhập. Hôm nay hãy cùng An Nông Agri tìm hiểu cách trồng cây nhãn đơn giản này nhé.

Cách Trồng Cây Nhãn Đơn Giản

I. Kỷ thuật trồng và chăm sóc

Cây nhãn là cây ưa ánh sáng mạnh, thường sống ở những nơi có nhiệt độ cao (20 – 35 độ).

Nhãn là cây chịu hạn, thích ẩm, sợ ngập nước. Cây nhãn không kén đất, có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau.

  • Thời vụ: Cây nhãn có thể trồng gần như quanh năm, nhưng nếu trồng vào mùa mưa thì chú ý thoát nước cho cây vì nếu mưa nhiều sẽ làm cho đất bị lèn và cây sẽ bị chết rễ.
  • Phương thức và mật độ trồng: Cây nhãn được trồng theo hàng với khoảng cách hàng cách hàng 6m. Khoảng cách giữa 2 cây là 5 – 6m tương đương 300 – 350m/ha.

1. Làm đất, bón lót trồng cây

Làm đất:

  • Đào hố với kích thước 60 x 60 x 60cm hoặc 80 x 80 x 80cm

Bón lót:

  • Bón lót 20 – 25kg phân chuồng hoai mục, thêm 1 – 2kg super lân, 100g ure, 100g kali/hố.
  • Dùng cuốc trộn đều phân với đất, lấp cho gần đầy hố.
  • Bón phân trước khi trồng từ 30 ngày trở lên.

Trồng cây:

  • Khi thời tiết thuận lợi như mưa lâm râm, đất ẩm thì tiến hành trồng cây.
  • Dùng dao sắc rạch bỏ túi bầu, đặt cây giống vào giữa hố, lấp đất đến qua cổ rễ và nén chặt.
  • Trồng xong cần tưới đẫm nước ngay để tránh mất nước và rễ tiếp xúc với đất tốt.

2. Chăm sóc cây sau khi trồng

Sau khi trồng cần phủ gốc và tưới ẩm thường xuyên đến khi cây ra lá ổn định.

Vùng gió bão nên cắm cọc và buộc chặt cây để không bị lay gốc khi cây còn nhỏ, khi cây lên cao được 80 – 100cm cần bấm bỏ ngọn để cây phát sinh cành bên.

Hàng năm cần cắt tỉa những cành không cần thiết như cành vượt cành tăm, cành sâu bệnh,… Nên tỉa vào cưới tháng 9 đầu tháng 10 (vào thời gian sau vụ thu hoạch quả) vào những ngày nắng.

Cây nhãn cần được bón phân đầy đủ với tỷ lệ phù hợp.Trong 3 năm đầu cần bón với lượng 0,2 – 0,4 kg ure, 0,5 – 0,7 super lân và 0,3 – 0,5kg kali clorua/năm.

Với vườn nhãn nhiều năm tuổi, cứ cho 100 quả tươi/năm thì có thể bón với lượng phân 2kg N + 1kg P2O5 + 2kg K2O (tương đương 4,2kg ure + 5,5kg super lân + 4kg Kali clorua).

Cách-trồng-cây-nhãn
Chăm sóc cây nhãn

II. Cách bón phân

Có thể phụ thuộc vào độ tuổi của cây mà bón nhiều lần hay ít dần, tốt nhất là chia làm 4 lần bón trong năm.

Lần 1:

  • Bón sau khi thu hoạch quả, vào tháng 8 – 9.
  • Bón lần này nhằm phục hồi cho cây sau khi thu hoạch, thúc đẩy cành mùa thu và coi đây là lần bón phân cơ bản trong năm.
  • Ở lần này bón 80% lượng phân lân, 30% lượng phân đạm, 30% lượng phân kali.

Lần 2:

  • Vào đầu tháng 2, Khi cây phân hoá mầm hoa.
  • Lần bón này nhằm thúc hoa và nuôi lộc xuân.
  • Sử dụng 30% lượng phân đạm, 20% lượng phân lân và 30% lượng phân kali.

Lần 3:

  • Cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 nhằm làm cho chùm hoa phát triển tốt, tăng khả năng đậu trái và thúc cành hè phát triển.
  • Lần bón này chỉ sử dụng 10 – 20% lượng đạm.

Lần 4:

  • Bón vào cuối tháng 6, đầu tháng 7 nhằm bổ sung dinh dưỡng cho quả phát triển.
  • Ở lần bón này, sử dụng toàn bộ phân đạm và phân kali còn lại.
Cách-trồng-cây-nhãn
Kỹ thuật bón phân

→ Nếu không có điều kiện thì có thể chia làm 2 lần để bón trong năm. Lần 1 bón toàn bộ phân super lân, 70% lượng phân đạm và 60% lượng phân kali. Lần 2 bón toàn bộ lượng phân còn lại.

Khi đất ẩm chỉ cần rải đều phân trên mặt đất theo hình chiếu của tán cây, sau đó tưới nước để hoà tan phân. Khi trời khô hạn thì cần hoà tan phân vào nước để tưới hoặc rải đều phân theo hình chiếu của tán cây, xới nhẹ đất và tưới nước.

III. Phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch

Phòng trừ sâu bệnh

Cây nhãn thường có hai loại sâu bệnh chính:

  • Bọ xít: Gây hại chủ yếu vào gai đoạn cây ra hoa và quả non. dùng thuốc xông hơi phun khi hoa đang chuẩn bị nở, phun lại sau 1 tuần.
  • Bệnh thán thư: Gây hại chủ yếu trên chùm hoa và quả làm cho quả rụng hoặc chặm lớn. Dùng thuốc đặc trị phun khi hoa chưa nở.

Thu Hoạch:

  • Khi vỏ quả chuyển từ màu nâu hơi xanh sang màu nâu sáng, hơi xù xì và dày chuyển sang sáng bóng mọng nhẵn, bóc quả xem thấy hạt có màu nâu đen thì có thể thu hoạch.
  • Nên thu hoạch quả vào ngày trời tạnh ráo, vào buổi sáng và chiều, tránh thu hoạch vào giữa trưa khi trời quá nóng.

Trên đây là bài viết cách trồng cây nhãn đơn giản mà An Nông muốn thông tin đến bạn. Hy vọng bạn và gia đình bạn sớm được thưởng thức những trái nhãn thơm lành, ngọt mát do chính tay mình gieo trồng. Chúc bạn thành công.

Sản phẩm nổi bật

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển lên trên