Chi Tiết Cách Trồng Dâu Tây Không Bị Thối

Cách Trồng Dâu Tây Không Bị Thối

Dâu tây được xem là loại trái cây thơm ngon và giàu dinh dưỡng, được nhiều người yêu thích trồng tại nhà. Tuy nhiên, vấn đề thường gặp khi trồng dâu tây là quả dễ bị thối, gây ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất. Cùng An Nông Agri cùng tìm hiểu cách trồng dâu tây không bị thối cũng như phương pháp chăm sóc dâu tây đúng cách để giúp cây phát triển tốt, cho trái tươi ngon

cach-trong-dau-tay-khong-bi-thoi-2-01
Cách trồng và chăm sóc dâu tây

CÁCH TRỒNG DÂU TÂY KHÔNG BỊ THỐI

Chọn Giống & Đất Trồng Dâu Tây

Lựa chọn giống dâu tây:

Chọn giống dâu phù hợp với điều kiện thời tiết của khu vực bạn sinh sống.

Chọn những giống dâu đã được cải tiến, có khả năng chống lại một số bệnh phổ biến như thối quả, nấm mốc, để dễ chăm sóc và cây phát triển khỏe mạnh.

Ví dụ:

  • Khí hậu Việt Nam nên chọn những giống phổ biến, cho năng suất cao như: dâu Mỹ Đá, dâu Nhật Bản
  • Nếu muốn thu hoạch quanh năm thì có thể chọn giống dâu tây chịu nhiệt hoặc giống dâu tây ra trái quanh năm như giống dâu New Zealand hoặc giống dâu Mỹ.

>>> Xem thêm bài viết liên quan: Cách diệt sâu đục thân trên cây ăn quả 

Chuẩn bị đất trồng:

Cây Dâu tây thích hợp với đất thịt nhẹ, đất mùn hoặc đất pha cát có độ thoát nước tốt.

Đất cần giàu dinh dưỡng và hữu cơ, vì dâu tây là cây cần nhiều dinh dưỡng để phát triển, đất trồng dâu tây cần có độ pH từ 5.5 đến 6.5.

Trước khi trồng cây dâu tây, trộn đất với phân hữu cơ hoặc phân chuồng ủ hoai để tăng dinh dưỡng. Đảm bảo đất tơi xốp, thoáng khí, giúp rễ cây phát triển mạnh mẽ.

⇒ Với việc lựa chọn giống và chuẩn bị đất trồng kỹ lưỡng là một trong những cách trồng dâu tây không bị thối, giúp tạo điều kiện tốt nhất để dâu tây phát triển và cho trái ngọt

cach-trong-dau-tay-khong-bi-thoi-3
Chậu nhựa ươm cây dâu tây con C6, C7

Vị Trí Trồng Dây Tây

Nên chọn vị trí trồng cây dâu tây nơi có ánh nắng 6-8h/ngày, tránh ánh nắng gay gắt buổi trưa để hạn chế nguy cơ cây bị cháy lá.

Nơi trồng cần thông thoáng, giúp không khí lưu thông tốt, tránh được nấm mốc và các loại sâu bệnh gây hại.

Hạn chế trồng dâu tây ở những nơi có độ ẩm cao hoặc thường xuyên đọng nước, vì điều này dễ làm cây bị úng rễ và quả dễ thối.

Dâu tây không chịu được ngập úng nên:

  • Nếu trồng ở vườn, nên làm luống cao để tránh đọng nước quanh gốc cây.
  • Trồng dâu tây trong chậu nhựa, chọn chậu nhựa trồng cây có lỗ thoát nước ở đáy, để tránh nước tích tụ gây thối quả.
cach-trong-dau-tay-khong-bi-thoi
Mua chậu nhựa trồng dâu tây – cách trồng dâu tây không bị thối

Bằng cách chọn vị trí trồng đúng, bạn sẽ tạo điều kiện tốt nhất để cây dâu tây phát triển khỏe mạnh, hạn chế tình trạng thối quả và thu hoạch được dâu tươi ngon.

Kỹ Thuật Trồng Dâu Tây Theo Luống

Luống trồng nên cao khoảng 20 – 25 cm, chiều rộng từ 60 – 80 cm. Khoảng cách giữa các luống nên để từ 40 – 50 cm để có lối đi chăm sóc và giúp cây thông thoáng.

Trồng cây cách nhau khoảng 30 cm trên cùng một luống để dâu tây có không gian phát triển và tránh lây lan sâu bệnh.

Đào hố nhỏ trên luống, đặt cây giống vào sao cho phần rễ vừa chạm đất, không quá sâu hoặc quá nông. Lấp đất nhẹ nhàng và nén chặt xung quanh gốc cây.

cach-trong-dau-tay-khong-bi-thoi-1
Phủ bạt chống cỏ mọc giữa các luống trồng dâu tây – cách trồng dâu tây không bị thối

Một trong những cách trồng dâu tây không bị thối là sau khi trồng, nên phủ lớp rơm hoặc trải bạt phủ chống cỏ trên luống trồng để giữ ẩm, ngăn cỏ dại và hạn chế quả tiếp xúc với đất. Bạt diệt cỏ còn giúp quả dâu sạch hơn và hạn chế tình trạng thối quả.

Phương pháp chăm sóc

Tưới vừa đủ ẩm, tránh tưới quá nhiều làm đọng nước. Nên tưới vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát để giữ độ ẩm cho cây.

Sau khi trồng khoảng 2 tuần, bổ sung phân bón hữu cơ hoặc phân NPK pha loãng. Bón định kỳ mỗi 1 – 2 tháng, nhưng tránh bón nhiều đạm vì sẽ làm quả mềm, dễ thối.

Thường xuyên tỉa bỏ lá già, lá bị sâu bệnh và những bông hoa yếu để cây tập trung dinh dưỡng cho những quả khỏe mạnh.

Phòng Ngừa Sâu Bệnh, Thối Quả

Quan sát cây hàng ngày để phát hiện và xử lý kịp thời các dấu hiệu sâu bệnh, đặc biệt là nấm và côn trùng gây hại.

Nếu phát hiện sâu bệnh, ưu tiên dùng thuốc sinh học hoặc các biện pháp tự nhiên để đảm bảo an toàn cho quả và người dùng.

Bên trên là các bước cơ bản và kỹ thuật hiệu quả giúp bạn nắm rõ cách trồng dâu tây không bị thối quả. Với việc lựa chọn giống, chuẩn bị đất trồng, chăm sóc đúng cách và phòng ngừa sâu bệnh, bạn sẽ thu hoạch được những trái dâu tươi ngon, sạch sẽ và đảm bảo chất lượng. Hy vọng bạn sẽ áp dụng thành công và có vườn dâu sai quả quanh năm.

Sản phẩm nổi bật

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển lên trên