Khi cây lúa bị bệnh bạc lá lúa thường diện tích trồng sẽ giảm đáng kể về năng suất (có thể hơn 50%) do tỉ lệ hạt lép cao gây thiệt hại lớn cho bà con nông dân trồng lúa, cùng An Nông Agri tìm hiểu về nguyên nhân và cách phòng trị bệnh bạc lá trên cây lúa trong bài viết này!
Nội Dung Chính
BỆNH BẠC LÁ LÚA LÀ GÌ?
Bệnh bạc lá lúa gây nên những vệt sọc dài trên lá lúa có màu vàng đến trắng, xuất hiện ở 2 bên mép lá hoặc đầu lá và lan dần vào phiến lá lúa & bẹ lúa. Nguyên nhân gây bệnh: là do vi khuẩn Xanthomonas Oryzicola gây ra
Biểu hiện của bệnh bạc lá lúa:
- Vết bệnh sẽ lan rộng theo đường thẳng hoặc đường gợn sóng dọc theo thân lá, nên mọi người thường hay gọi với tên khác là bệnh cháy lá
- Bệnh dễ lây do sương đọng trên lá lúa nhiễm bệnh → chảy dài theo mép là & theo gió xây xát sang những lá chưa nhiễm bệnh
- Từ đó, các mô bệnh trên lá chuyển từ màu tái xanh → vàng lục → màu nâu xám (cháy khô)
cùng tìm hiểu nguyên nhân bệnh để có cách phòng trị hợp lí,
>>> Xem thêm: Bệnh phấn trắng trên sầu riêng là gì?
6+ NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH BẠC LÁ LÚA
1. Từ khâu chọn giống lúa trồng:
- Khâu chọn lựa cây giống không cẩn thận
- Sử dụng giống lúa nhiệm bệnh hoặc dễ gây bệnh (giống tạp giao)
2. Dùng phân bón không đúng kỹ thuật
- Bón phân không đúng thời điểm (không cân đối giữa đạm:lân:kali), bón thiếu, bón thừa, …
3. Chưa xử lí dứt điểm mầm bệnh của vụ mùa trước
4. Do thời tiết: Nhiệt độ cao & ẩm ướt, mưa nhiều cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh bạc lúa phát triển mạnh
5. Nguyên nhân có thể đến từ việc sử dụng các biện pháp thâm canh gieo/cấy hoặc dùng phân bón không đúng kĩ thuật
6. Lây bệnh từ các loại cỏ dại mọc xen với cây lúa, lúa chét, cỏ môi, cỏ lồng vực, ..
CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH BẠC LÁ LÚA
Khi đã nắm rõ các nguyên nhân có thể gây bệnh bạc lá lúa thì bà con nông dân cần tập trung lưu ý 4 cách phòng trị như sau:
1. Lựa chọn giống lúa kháng bệnh
- Lựa chọn gieo trồng giống lúa có gen kháng bệnh hoặc ít nhiễm bệnh
- Trong vụ hè – thu → hạn chế tối đa việc gieo cấy giống lúa dễ nhiễm bệnh
- Theo viện nghiên cứu cây lương thực có thể trồng các giống có khả năng kháng bệnh bạc lúa cao như: Bắc thơm 7, DT88, …
2. Thời vụ gieo trồng thích hợp
Tùy theo từng vùng miền mà bà con bố trí thời gian gieo cấy cây lúa sao cho phù hợp sao cho:
- Lúa trổ vào thời điểm ít bị ảnh hưởng của mưa bão
- Thời điểm lúa đòng trổ đến lúa chín nếu gặp mưa nhiều, nóng ẩm dễ mắc bệnh bạc lá và cho hạt lép → ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất
3. Cải thiện biện pháp canh tác
Áp dụng các biện pháp canh tác hiện đại như:
- Cấy thưa, làm cỏ, sục bùn
- Sử dụng phân bón hữu cơ
- Điều tiết mực nước hợp lí cho cây lúa
Ở vùng trồng thường xuyên bị dịch bệnh bạc lá lúa thì có thể:
- Ưu tiên bón tăng phân lân + kali, giảm lượng đạm → việc này giúp cho cây lúa có lá dầy hơn và hạn chế bệnh cháy lá lúa vào cuối vụ
- Sau cây 7-10 ngày có thể bón thúc đẻ nhánh sớm
Thường xuyên thăm đồng, kiểm tra cây lúa để phòng trị bệnh. Trường hợp phát hiện cây có biểu hiện cháy lá cần dừng bón tất cả các loại phân bón lá và phân kích thích sinh trưởng, giữ mực nước ruộng trung bình 5cm
4. Kết hợp phun thuốc phòng trị bệnh
Khi bệnh bạc lá lúa mới xuất hiện theo hướng dẫn từ kỹ sư nông nghiệp, nên sử dụng các loại thuốc trừ sâu như Oxolinic acid, Thidodiazole copper, …. để phun theo hướng dẫn
Nếu phát hiện bệnh trong giai đoạn lúa trổng đòng – chín hoặc trong vụ hè thu (nhiều mưa) thì cần theo dõi diễn biến của thời tiết để phun tiến hành phun trước mưa (4 tiếng) hoặc phun sau mưa → để tránh thuốc phòng trị bị nước mưa rửa trôi
Đối với nông dân trồng lúa thì bệnh bạc lá lúa được xem là bệnh nan y, chúng gây nhiều thiệt hại nặng nề, năng suất giảm đáng kể. Vì vậy, tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách phòng trị bệnh được xem là giải pháp hữu hiệu hiện tại, An Nông Agri chúc bà con áp dụng thành công và có mùa vụ bội thu!