Sầu riêng bị khô đọt gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển và cho trái của cây, thậm chí cây bệnh nặng có thể dẫn đến chết cây, cùng An Nông Agri tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh khô đọt sầu riêng và cách phòng trị bệnh.
BỆNH KHÔ ĐỌT TRÊN CÂY SẦU RIÊNG
Bệnh Khô Đọt Sầu Riêng Là gì?
Bệnh khô đọt là bệnh có thể xảy ra trong tất cả quá trình trưởng thành của cây, với biểu hiện là các lá non gần đọt sẽ dần xuất hiện các vệt bỏng nước, lá có có màu xanh sẩm. Các vệt bệnh ban đầu thường xuất hiện 1 vài đốm trên lá sầu riêng và dần lan rộng ra cả mặt lá.
Bệnh khô đọt tiến triển nghiêm trọng là khi chúng ta có thể quan sát bằng mắt thường, thấy được viền lá có màu nâu khô hoặc cả lá sẽ chuyển sang màu nâu cháy.
Biểu Hiện Của Bệnh Khô Ngọn trên cây Sầu Riêng
Theo từng mức độ khi vừa phát hiện bệnh đến biểu hiện nghiêm trọng khi cây sầu riêng bị khô đọt:
- Các vết bệnh nhỏ có màu xanh sẩm xuất hiện trên lá non (gần đọt)
- Các vệt bệnh lan rộng ra cả mặt lá, có màu nâu tối
- Lá thường kết dính với nhau thành chùm như tổ kiến → khiến cành và nhánh cây bị nhỏ lại
- Nặng hơn, cây sầu riêng con sẽ rụng lá dần → cho đến khi rụng hết lá
- Cây không còn lá để quang hợp → dẫn đến đọt cây sầu riêng bị thối đen
Với các triệu chứng ban đầu bà con rất dễ nhầm lẫn cây bị thiếu nước, thiếu dinh dưỡng, đến khi phát hiện bệnh khô đọt thì cây đã trở nặng, khó điều trị.
⇒ Vì vậy, trong quá trình chăm sóc cây sầu riêng, cần thường xuyên quan sát những biểu hiện trên cây để có biện pháp phòng trị kịp thời, đặc biệt là giai đoạn cây sắp ra hoa.
Xem thêm: Cách Trồng Cây Sầu Riêng Thái Cho Năng Suất Cao
NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH KHÔ ĐỌT SẦU RIÊNG
Theo nghiên cứu, do nấm Rhizoctonia solani gây ra
Vào thời điểm mưa nhiều, độ ẩm cao, cây thiếu nắng. Khi trong vườn trồng có 1 cây nhiễm bệnh thì bào tử nấm Rhizoctonia solani gây bệnh sẽ theo gió lây lan nhanh chóng sang các cây lân cận
Hoặc bào tử nấm gây bệnh cũng lây lan theo nước tưới cây hoặc nước mưa mà làm cho sầu riêng bị khô đọt
Đặc biệt ở vườn trồng cây sầu riêng chưa được xử lí hệ thống tưới và thoát nước thì tỉ lệ cây mắc bệnh khô đọt sẽ cao hơn, do:
- Mùa mưa dễ bị ngập úng → rễ cây yếu, mất đề kháng
- Bào tử nấm theo nước lây lan sang các cây còn lại
Ngoài ra, với những vườn trồng cây sầu riêng không được chăm sóc đúng cách, bón thiếu/dư thừa dinh dưỡng cũng là nguyên nhân gây bệnh cho cây
CÁCH PHÒNG TRỊ SẦU RIÊNG BỊ KHÔ ĐỌT
Khi nắm rõ một trong các nguyên nhân gây bệnh khô đọt sầu riêng, từ đó bà con nông dân sẽ có biện pháp phòng bệnh + trị bệnh hiệu quả hơn như:
Đối với vườn trồng đã bị nhiễm bệnh:
- Tiến hành cắt bỏ đọt + các bộ phận cành/nhánh đã nhiễm bệnh mang đi tiêu hủy, tránh lây lan
- Sát khuẩn và tiêu diệt nấm bằng vaccine cùng siêu đồng + nước (pha theo tỉ lệ hướng dẫn) phun ướt đẫm lá
- Tiến hành phun lại sau 3 ngày để diệt tận gốc nấm gây hại
>>> Xem thêm bài viết khác: Bệnh phấn trắng trên cây sầu riêng
Chăm sóc vườn trồng để phòng trị sầu riêng bị khô đọt:
- Cải tạo đất trồng tơi xốp, giàu dinh dưỡng
- Cân bằng độ pH trong đất để rễ cây phát triển khỏe mạnh
- Cây sầu riêng con trồng ở mức độ phù hợp 8x8m hoặc 8x10m, không quá đầy đặc để cành có thể phát triển tốt
- Cải tạo hệ thống tưới và hệ thống thoát nước → tránh ngập úng vào mùa mưa
- Khi cành/nhánh cây sầu riêng rậm rạp thì tiến hành cắt tỉa để cây thông thoáng, đặt biệt là vào mùa mưa
- Tưới nước và bổ sung đủ dinh dưỡng cho cây, đặc biệt là giai đoạn sắp ra hoa → để có chất lượng trái tốt nhất
Bên trên là các chia sẻ từ An Nông Agri về bệnh khô đọt trên cây sầu riêng, các nguyên nhân có thể gây bệnh và cách phòng trị. Chúc bà con áp dụng thành công và mùa vụ bội thu!