Bảo vệ côn trùng có ích là giải pháp quan trọng, giúp duy trì sự cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường. Những loài côn trùng như ong, bướm… đóng vai trò then chốt trong quá trình thụ phấn, phân hủy chất hữu cơ và kiểm soát dịch hại. Tuy nhiên, hiện nay số lượng côn trùng có ích đang suy giảm đáng kể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bởi vậy, việc bảo vệ côn trùng có ích là cần thiết, vừa giúp bảo vệ thiên nhiên, vừa giúp đảm bảo sự phát triển bền vững cho con người.
Vai trò quan trọng của côn trùng có ích
Côn trùng có ích đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ sinh thái tự nhiên và cuộc sống của con người, nổi bật trong đó phải kể đến như:
- Thụ phấn cho cây trồng: Một số loài côn trùng như ong, bướm, giúp thụ phấn cho cây trồng, từ đó thúc đẩy quá trình sinh sản và phát triển của thực vật. Nhờ có các loại côn trùng thụ phấn mà năng suất cây trồng tăng lên đáng kể, góp phần đảm bảo đảm bảo an ninh lương thực.
- Kiểm soát dịch hại tự nhiên: Có một số loại côn trùng săn mồi như bọ ngựa, bọ rùa, chuồn chuồn… giúp tiêu diệt các loại côn trùng gây hại cho cây trồng, điển hình như sâu bệnh. Từ đó hạn chế nhu cầu sử dụng thuốc trừ sâu hóa học, góp phần bảo vệ môi trường cùng sức khỏe của con người.
- Phân hủy chất hữu cơ: Côn trùng như bọ hung, có tham gia vào quá trình phân hủy xác động vật. Từ đó góp phần làm giàu dinh dưỡng cho đất, cải thiện chất lượng, độ phì nhiêu cho đất trồng trọt.
- Là nguồn thức ăn dồi dào cho nhiều loài động vật: Côn trùng còn là nguồn thức ăn quan trọng của nhiều loại động vật như ếch, nhái, chim, thằn lằn… Từ đó góp phần duy trì sự cân bằng của hệ sinh thái tự nhiên.
- Nguồn dược liệu quý và thực phẩm thơm ngon: Côn trùng như ong mật chính là nguồn cung cấp mật ong và sáp ong, có giá trị dinh dưỡng và giá trị y học cao. Còn một số loài khác như dế, sâu và nhộng còn được sử dụng để làm thực phẩm, là món ăn yêu thích của nhiều người.

Điểm qua các loại côn trùng có ích nổi bật
Căn cứ vào vai trò, nhiệm vụ, côn trùng có ích thường được chia thành 3 nhóm chính là: Nhóm thụ phấn, nhóm thiên địch và nhóm phân hủy hữu cơ. Hãy cùng điểm qua danh sách các loại côn trùng có ích nổi bật được phân loại theo từng nhóm như sau:
Côn trùng thụ phấn
Các loại côn trùng thụ phấn đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh sản của nhiều loài thực vật, giúp gia tăng năng suất cây trồng cũng như duy trì sự đa dạng sinh học. Sau đây là danh sách một số loài côn trùng thụ phấn tiêu biểu:
- Ong mật: Được nhận định là loại côn trùng quan trọng nhất, chúng thu thập phấn hoa và mật hoa. Từ đó vừa giúp thụ phấn cho cây trồng, vừa là nguồn cung cấp mật ong và sáp ong rồi rào.
- Bướm: Với đôi cánh rực rỡ cùng chiếc vòi dài, bướm thường thụ phấn cho các loài hoa có màu sắc rực rỡ, hương thơm ngọt ngào. Từ đó góp phần duy trì sự phong phú của thảm thực vật.
- Bọ cánh cứng: Loài bọ này thường thụ phấn cho các bông hoa có màu trắng hoặc xanh lục, nở vào ban đêm.
- Ruồi mật: Loại ruồi này thường thụ phấn cho các loài hoa có mùi hôi hoặc màu sắc trông giống như thịt thối.
Côn trùng thiên địch
Côn trùng thiên địch là các loại côn trùng giúp kiểm soát sự phát triển của các côn trùng có hại cho mùa màng khác, giúp bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên. Côn trùng thiên địch có thể được ví như người bạn đồng hành, đáng tin cậy trong sản xuất nông nghiệp. Các loại côn trùng thiên địch phổ biến có thể kể đến như:
- Bọ rùa: Đây là loại côn trùng thiên địch phổ biến nhất, bọ rùa thường ăn rệp, nhện đỏ và các loài côn trùng nhỏ phá hoại mùa màng khác.
- Bọ ngựa: Đây chính là loài côn trùng săn mồi hiệu quả nhất. Bọ ngựa ăn các loại côn trùng gây hại như sâu bướm, rệp, và ruồi. Loài côn trùng này sở hữu khả năng bắt mồi nhanh chóng bằng cách vươn tay ra và “nắm” lấy con mồi.
- Bọ cánh cứng: Bọ cánh cứng ăn sâu và các côn trùng gây hại khác, giúp giảm thiểu các loài sâu hại gây thiệt hại cho cây trồng.
- Ong ký sinh: Loài ong này có khả năng đẻ trứng vào cơ thể côn trùng gây hại, ấu trùng ong sẽ phát triển và tiêu diệt con mồi.
Côn trùng phân hủy hữu cơ
Côn trùng phân hủy hữu cơ giữ vai trò quan trọng trong việc tái chế chất hữu cơ và duy trì sự cân bằng sinh thái của hệ sinh thái. Chúng được ví như “công nhân vệ sinh” thầm lặng, giúp phân hủy các chất hữu cơ như lá rụng, xác động vật và các chất thải khác. Sau đó chuyển thành các chất dinh dưỡng có lợi cho đất và cây trồng. Quá trình này đặc biệt quan trọng trong việc tái tạo nguồn dinh dưỡng cho đất và bảo vệ hệ sinh thái. Một số loài côn trùng phân hủy hữu cơ tiêu biểu như:
- Bọ hung: Đặc biệt là loại bọ hung ăn phân, có khả năng phân hủy các chất hữu cơ, điển hình như phân động vật. Sau đó, chuyển hóa phân thành các chất dinh dưỡng có ích cho đất.
- Ấu trùng ruồi (giòi): Loài côn trùng này chuyên ăn các chất hữu cơ thối rữa, giúp phân hủy xác động vật và các chất thải hữu cơ khác gây hại cho môi trường.

Bật mí các biện pháp bảo vệ côn trùng có ích
Như chúng ta đã tìm hiểu ở trên, côn trùng có ích đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái. Vì vậy, bảo vệ chúng là điều cần thiết. Để bảo vệ các loài côn trùng này, có thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Giảm thiểu sử thuốc trừ sâu hóa học: Không chỉ tiêu diệt côn trùng gây hại, thuốc trừ sâu hóa học còn tiêu diệt cả côn trùng có ích. Thay vào đó, bạn nên sử dụng các biện pháp sinh học như: Thuốc trừ sâu sinh học, luân canh cây trồng, trồng cây dẫn dụ côn trùng có ích…
- Tạo ra môi trường sống thuận lợi cho côn trùng có ích: Bạn có thể trồng thêm một số loài hoa để cung cấp thức ăn cho côn trùng thụ phấn, tạo khu vực hoang dã nhỏ trong vườn, giữ lại một số lá rụng cành cây khô khi dọn dẹp để cung cấp nơi trú ẩn cho côn trùng.
- Khuyến khích canh tác bền vững và nông nghiệp hữu cơ: Ưu tiên ứng dụng phương pháp canh tác hữu cơ, không sử dụng hóa chất độc hại, trồng xen canh và luân canh nhiều loại cây trồng khác nhau trên cùng một diện tích, duy trì độ ẩm trong đất, tưới tiêu hợp lý… Sẽ góp phần bảo vệ côn trùng có ích.
>>> Xem thêm: Lưới chắn ruồi
Lưu ý khi bảo vệ côn trùng có ích
Khi áp dụng các biện pháp bảo vệ côn trùng có ích, bạn cần ghi nhớ một số lưu ý quan trọng sau đây:
- Cần phải chú ý đến thời điểm và cách thức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để giảm thiểu sự ảnh hưởng đến côn trùng có ích. Bạn có thể chọn thời điểm phun thuốc vào buổi tối hoặc sáng sớm, lúc này côn trùng thụ phấn không hoạt động nên sẽ giúp hạn chế những tác động tiêu cực.
- Đừng xóa bỏ hoàn toàn côn trùng có hại, chúng có thể là thức ăn của các loài côn trùng có ích, cần được duy trì một số lượng nhỏ để bảo vệ sự đa dạng sinh học.
- Tạo môi trường sống đa dạng về thực vật, giúp cung cấp nhiều nguồn thức ăn và nơi trú ẩn an toàn cho các loài côn trùng có ích. Bên cạnh đó, có thể trồng thêm nhiều loại cây và hoa để thu hút ong, bướm và các côn trùng thụ phấn khác.
- hãy nhớ theo dõi và đánh giá hiệu quả của các biện pháp bảo vệ để điều chỉnh phù hợp.
Tuân thủ những lưu ý trên, bạn đã có thể góp phần bảo vệ côn trùng có ích và duy trì sự cân bằng của hệ sinh thái.
Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn các giải pháp giúp bảo vệ côn trùng có ích. Hy vọng rằng, với những thông tin này sẽ giúp bạn sẽ có thêm kiến thức và hành động thiết thực để góp phần bảo vệ môi trường sống của chúng ta.