Cách lắp đặt lưới chống côn trùng hiệu quả nhất - An Nông

Cách lắp đặt lưới chống côn trùng hiệu quả nhất

Lưới chống côn trùng là một bước tiến quan trọng trong ngành nông nghiệp hiện đại của Việt Nam, ngày càng được ứng dụng rộng rãi trên khắp cả nước. Loại lưới chuyên dụng  này có khả năng bảo vệ cây trồng khỏi sâu bệnh, đồng thời tạo ra môi trường sinh trưởng lý tưởng, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng nông sản. Trong bài viết này, An Nông Agri sẽ hướng dẫn bạn cách lắp đặt lưới chống côn trùng hiệu quả nhất!

Lý do cần lắp đặt lưới chống côn trùng

Lắp đặt lưới chống côn trùng mang đến rất nhiều lợi ích thiết thực cho người nông dân, giúp bảo vệ cây trồng khỏi côn trùng và nâng cao hiệu quả sản xuất. Sau đây là những lý do thuyết phục bạn nhất định phải lắp đặt lưới chống côn trùng: 

  • Ngăn cản sự xâm nhập của côn trùng: Lưới chống côn trùng sẽ tạo ra một rào cản vật lý, giúp ngăn chặn các loại côn trùng gây hại cho cây., giảm thiểu tối đa các thiệt hại mùa màng do côn trùng gây ra. Ngoài ra, nhiều loại côn trùng còn là vật trung gian truyền bệnh cho cây trồng, lắp đặt lưới sẽ giúp hạn chế sự lây lan của các loại dịch bệnh này.
  • Giảm thiểu việc sử dụng thuốc trừ sâu: Việc sử dụng lưới chống côn trùng sẽ giúp người nông dân giảm thiểu tối đa việc dùng thuốc trừ sâu hoặc các hóa chất độc hại, tạo nên sản phẩm nông nghiệp sạch sẽ, an toàn hơn cho sức khỏe người tiêu dùng.
  • Tạo môi trường thuận lợi để cây trồng phát triển: Lưới chống côn trùng có thể giúp bạn kiểm soát ánh sáng và nhiệt độ trong khu vực trồng trọt. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển. Cùng với đó, lưới còn giúp bảo vệ cây tránh khỏi các tác động xấu của thời tiết như: Gió mạnh, mưa lớn, sương giá…
  • Ứng dụng linh hoạt: Bạn có thể sử dụng lưới chống côn trùng trong nhiều loại hình trồng trọt khác nhau, từ trồng rau, hoa cho đến trồng cây ăn quả. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại lưới với kích thước mắt lưới khác nhau, phù hợp với từng loại cây trồng và loại côn trùng cần phòng ngừa.
cach-lap-dat-luoi-chong-con-trung4234234
Lắp đặt lưới chống côn trùng giúp bảo vệ cây trồng, thủy sản chống bệnh

Dụng cụ chuẩn bị trước khi lắp đặt lưới chống côn trùng

Trước khi bắt tay vào việc lắp đặt lưới chống côn trùng, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ thiết yếu sau:

  • Lưới chống côn trùng phù hợp: Khi chọn lưới chống côn trùng, điều quan trọng nhất bạn cần chú ý là kích thước của mắt lưới. Kích thước này tùy thuộc vào loại cây trồng cùng loại côn trùng mà bạn muốn phòng tránh. Cùng với đó, hãy đo đạc chính xác diện tích cần lắp đặt để mua đủ lượng lưới cần thiết. Đừng quên lựa chọn loại có chất lượng tốt, độ bền cao và có khả năng chống tia UV.
  • Khung lưới: Khung lưới có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như thép, inox, gỗ, sắt.. tùy theo điều kiện tài chính của bạn để lựa chọn loại phù hợp. Bạn có thể đặt làm tại xưởng hoặc tự mua các bộ phận để hàn thành khung theo yêu cầu của mình.
  • Các phụ kiện đi kèm khác: Một số phụ kiện hỗ trợ lắp đặt cần phải có như máy khoan, búa, cuốc, xẻng, đinh ghim, ốc vít, silicon…

Các bước lắp đặt lưới chống côn trùng

Việc lắp đặt lưới chống côn trùng đòi hỏi sự cẩn thận và tỉ mỉ để đảm bảo hiệu quả bảo vệ cây trồng tốt nhất. Sau đây là hướng dẫn chi tiết các bước lắp đặt lưới chống côn trùng chuẩn nhất:

Lắp đặt cho nhà lưới, nhà màng

Lắp đặt cho nhà lưới, nhà màng sẽ được tiến hành lần lượt theo 4 bước sau:

Bước 1: Dựng khung nhà lưới (nếu chưa có)

Trong trường hợp nhà lưới, nhà màng chưa có khung sẵn, bạn cần lắp đặt khung chắc chắn bằng các vật liệu tùy chọn như nhôm, sắt, gỗ… Đảm bảo khung lưới phải có độ bền cao, chống chịu tốt trước các tác động tiêu cực từ môi trường.

Bước 2: Căng lưới lên khung, đảm bảo không bị chùng

Khéo léo trải lưới lên khung, đảm bảo lưới phủ kín toàn bộ diện tích cây trồng cần bảo vệ. Phải đảm bảo lưới được kéo căng, đều, không để lưới bị chùng hoặc nhăn sẽ tạo ra các khe hở, làm giảm bớt hiệu quả chống côn trùng, thậm chí còn có thể gây rách lưới nếu có gió mạnh. Ngoài ra, nếu lưới bị chùng còn làm suy giảm lượng ánh sáng chiếu vào cây, ảnh hưởng tới sự phát triển của cây trồng.

Bước 3: Cố định lưới vào khung

Sau khi đảm bảo lưới đã che phủ hết diện tích cây trồng cần bảo vệ, bạn hãy cố định lưới vào khung bằng dây buộc, ghim hoặc keo dán chuyên dụng. Đảm bảo các điểm được cố định chắc chắn, không có khe hở để côn trùng xâm nhập. Phần lưới xung quanh nhà lưới, nhà màng nên được chôn thật sâu xuống đất khoảng 30-40cm hoặc phải cố định thật chắc bằng gạch, đá.

Bước 4: Kiểm tra độ kín, tránh lỗ hở để côn trùng xâm nhập

Khi đã hoàn tất quá trình cố định lưới vào khung, bạn hãy kiểm tra kỹ lưỡng toàn bộ lưới, đảm bảo không có lỗ hở nào mà côn trùng có thể xâm nhập. Bên cạnh đó, gia cố thêm các điểm cố định nếu cần thiết.

cach-lap-dat-luoi-chong-con-trung4234242424
Kiểm tra lại sau khi đã lắp đặt xong sản phẩm

3.2 Lắp đặt che phủ cục bộ (vườn rau, cây ăn quả, giàn leo…)

Lắp đặt che phủ cục bộ là giải pháp đơn giản và hiệu quả, giúp bạn bảo vệ vườn rau, cây ăn quả, giàn leo… khỏi côn trùng gây hại. Hãy thực hiện lần lượt theo các bước sau đây để đảm bảo lưới được lắp đặt đúng cách, chắc chắn:

Bước 1: Dựng khung hoặc cọc cố định.

Bước quan trọng đầu tiên là bạn cần dựng khung hoặc cọc cố định xung quanh khu vực cần che phủ. Đảm bảo phần khung được dựng chắc chắn, có độ cao phù hợp với cây trồng. Khoảng cách giữa các cọc phải đủ xe để đảm bảo lưới trùm không bị chùng xuống gây khó khăn cho việc chăm sóc cây trồng, giảm thiểu hiệu quả sử dụng. 

Bước 2: Phủ lưới lên cây trồng

Tiếp theo, bạn hãy nhẹ nhàng trải lưới lên khung, kéo căng lưới đều các bên, tránh để lưới bị nhăn hoặc chùng. Sử dụng dây thép hoặc dây dù hay các vật liệu thích hợp khác để cố định chặt lưới vào khung và ổn định mép lưới xuống đất để tránh côn trùng chui vào. 

Bước 3: Chừa lối ra vào thuận tiện cho việc chăm sóc cây

Đừng quên chừa lối ra vào để thuận tiện hơn cho việc chăm sóc cây trồng. Điều này đảm bảo rằng bạn có thể dễ dàng tiếp cận với cây trồng để thường xuyên thực hiện các công việc chăm sóc như tưới nước, bón phân, tỉa cành, thu hoạch… Thực hiện mọi việc chăm sóc thuận lợi mà không làm ảnh hưởng đến hiệu quả bảo vệ của lưới.

>>> Xem thêm: Cách trộn đất trồng rau sạch phát triển tốt

cach-lap-dat-luoi-chong-con-trung43424244234
Lưới chống côn trùng hiệu quả

4. Lưu ý khi lắp đặt và sử dụng lưới chống côn trùng

Để lưới chống côn trùng phát huy tối đa hiệu quả bảo vệ và kéo dài tuổi thọ, bạn cần lưu ý những điều quan trọng sau đây trong quá trình lắp đặt và sử dụng sản phẩm:

  • Kiểm tra và gia cố lưới định kỳ, đặc biệt là sau mưa bão để phát hiện và sửa chữa kịp thời các hư hỏng, rách lưới, hoặc các điểm yếu của lưới để có cách khắc phục phù hợp.
  • Đảm bảo lưới thông thoáng, được căng đều các bên, không bị nhăn hoặc chùng để không cản trở quá trình quang hợp của cây.
  • Kết hợp với các biện pháp phòng trừ côn trùng khác để đạt hiệu quả tối ưu như: Sử dụng bẫy dính, bẫy đèn, thuốc trừ sâu sinh học…

Vậy là, bài viết trên đây, An Nông Agri đã hướng dẫn chi tiết cho bạn cách lắp đặt lưới chống côn trùng hiệu quả nhất! Hy vọng với những thông tin hữu ích này, bạn sẽ có thể tự tin lắp đặt lưới chống côn trùng cho khu vườn của mình, bảo vệ cây trồng tránh khỏi sâu bệnh và đạt được năng suất cao nhất!

Sản phẩm nổi bật

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển lên trên