Trồng dưa leo trong nhà lưới đạt năng suất cao là điều không quá khó khăn, tuy nhiên bà con nông dân cần am hiểu về loại cây trồng này, có một số sự chuẩn bị trước khi bắt tay vào thực hiện gieo trồng.
Trồng dưa leo trong nhà lưới bà con có thể điều khiển được các nhân tố như: lượng nước, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, mưa, gió,… đồng thời ngăn cản hoàn toàn các loại côn trùng, sâu bệnh có thể tấn công, hãy cùng An Nông đi tìm hiểu về cách trồng dưa leo trong nhà lưới nhé!
Nội Dung Chính
Chuẩn bị gì trước khi trồng dưa leo trong nhà lưới?
Bà con có thể trồng dưa leo quanh năm trong nhà lưới, nhưng trước tiên cần phải chuẩn bị:
Nền đất trồng:
- Cần phải dọn sạch nền, làm sạch cỏ dại (nếu có) → đồng nghĩa với việc dọn dẹp sạch sẽ nơi trú ẩn của côn trùng, sâu bệnh gây hại
- Sử dụng vôi bột để khử trùng (nếu có), mở hết các cửa, bật quạt thông gió trong nhà lưới (nếu có) để đảm bảo môi trường bên trong nhà lưới được thông thoáng
- Làm sạch đường ống dẫn nước, kiểm tra lại hệ thống tưới (nếu có) trước khi bắt đầu vụ
- Phủ bạt trải nền nhà kính hoặc bạt diệt cỏ giá rẻ trước (nếu có) trước khi gieo trồng
Chuẩn bị bầu khi trồng dưa leo trong nhà màng
- Xử lí & khử chát cho xơ dừa
- Kích thước bầu phổ biến là 30cm miệng x 35cm chiều cao
- Tưới nước đều đặn cho giá thể để tạo độ ẩm
Mật độ trồng dưa leo trong nhà kính trung bình là 3 cây / 1m2 nhà màng
Tùy vào chiều dài của nhà trồng dưa chuột mà bà con có thể đặt giá thể trồng dưa theo chiều dài của nhà, chỉ cần đảm bảo khoản cách giữa 2 bầu là 45cm – 50cm là phù hợp
Khoảng cách tốt nhất giữa 2 máng là 1m – 1.2m
Cách Trồng Dưa Leo Trong Nhà Lưới
An Nông sẽ chia thành 2 bước chính tương ứng với 2 giai đoạn khi trồng dưa leo trong nhà lưới, ở mỗi giai đoạn sẽ có cách trồng cũng như kỹ thuật trồng dưa khác nhau, bà con tham khảo cùng An Nông nhé!
CHỌN GIỐNG DƯA LEO
- Sau thời gian dưa leo này mầm từ 10 đến 15 ngày cây sẽ có từ 5 – 6 lá non, chiều cao trung bình 15cm
- Bà con nên lựa chọn các cây dưa leo chuột to, thân mập, khỏe, lông ngắn để ươm vào giá thể trồng
TRỒNG DƯA LEO VÀO GIÁ THỂ
cần lưu ý
- Lá mầm gần gốc cách xơ dừa trong giá thể từ trung bình 2cm
- Trong quá trình di chuyển cây dưa leo chuột vào giá thể trồng bà con nên chú ý quan sát, loại bỏ các con côn trùng đeo/bám trên cây con trước khi mang vào nhà lưới → ngăn chặn tuyệt đối các con côn trùng sinh trưởng và phát triển trong nhà lưới
- Nên sử dụng loại lưới chắn côn trùng 50 mesh đến 32 mesh để phủ nhà lưới trồng dưa leo để ngăn các loại sâu bệnh tấn công, nhất là bọ trĩ, bọ phấn trắng, ruồi vàng…
Chăm Sóc Cây Dưa Leo
Khi trồng cây dưa leo con vào giá thể, sẽ có một số giá thể hoặc đất, xơ dừa rơi vãi trên nền nhà lưới, bà con nên thực hiện vệ sinh, quyét dọn ngay sau khi trồng dưa leo chuột xong, việc quyét dọn vệ sinh này tương đối dễ dàng nhanh chóng khi bà con đã lót bạt phủ lưới chống cỏ cho nền nhà
Tưới Nước
- Không tưới nước cho cây dưa leo khi nhiệt độ hoặc nắng quá nóng
- Nên tưới nước vào sáng sớm hoặc chiều mát
- Nước tưới nên có pH = 6
- Khi cây còn nhỏ nên tưới theo chu kỳ 6-8 lần/ngày
- Khi cây lớn bà con tùy theo nhiệt độ nhà kính trồng dưa leo và nhu cầu của cây mà điều chỉnh lượng nước tưới
- Nên tưới nước nhiều cho cây vào thời điểm cây sinh trưởng mạnh và cho quả rộ
Bón Phân
- Dinh dưỡng cho cây là một trong những nhân tốt chính quyết định đến sự phát triển và sinh trưởng của cây dưa chuột
- Cây phát triển khỏe mạnh sẽ cho năng suất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt hơn
- Tỉ lệ pha trộn phân, dinh dưỡng còn tùy thuộc vào từng giống cây dưa chuột
Làm Giàn
- Dùng dây cước pa để làm giàn leo cho dưa chuột
- Muốn cây sinh trưởng đến chiều cao nào thì bà con dùng dây cước pa buộc đến đó
- Từ 15 ngày cây dưa chuột sẽ bắt đầu sinh trưởng mạnh, phát triển tua dài nên giai đoạn này bà con cần phải thực hiện tỉa nhánh đúng kỹ thuật, thiết kế giàn leo bằng dây cước nhựa pa đúng kỹ thuật để cây cho năng suất cao
- Cây dưa leo cao tầm 30cm và có tua cuốn thì bắt đầu thực hiện quấn cây vào giàn leo
Tỉa Nhánh – Tỉa Trái Con
- Bà con cần tỉa bỏ những nhánh dưa phụ khi thân chính bò lên gần chạm đỉnh giàn
- Việc tỉa bỏ các nhánh phụ giúp cây tập trung dinh dưỡng cho thân chính và tăng năng suất cho trái
- Đồng thời khi cây có quá nhiều nhánh phụ thì những nhánh này hầu như không cho trái, vì vậy cần thực hiện tỉa nhánh khi đến thời điểm
- Để các chât dinh dưỡng tập trung và nuôi quả chất lượng thì bà con cũng cần tỉa bỏ những quả xấu, sâu bệnh, chất lượng kém, ngắt cuối cành
- Vì là trồng dưa leo trong nhà lưới nên sẽ không có gió nhiều như bà con trồng ngoài trời (đồng ruộng) nên bà con cần thực hiện rung bông dưa chuột để thụ phấn
- Công đoạn rung bông này cần thực hiện khi cây dưa leo bắt đầu ra hoa và thực hiện cho đến khi cây hết trái
Kiểm Soát Dịch Bệnh
Trong suốt quá trình sinh trưởng trong nhà lưới, việc dưa leo gặp sâu bệnh sẽ ít gặp hơn là trồng dưa leo ngoài trời. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp xuất hiện sâu bệnh trên cây dưa leo bởi vì
- Nhà lưới trồng dưa có chỗ hỡ (rách) côn trùng có thể bay vào tấn công
- Côn trùng theo gió bay vào khi cửa nhà lưới, nhà kính mở
- Mầm bệnh xuất phát từ bên trong cây
Một số côn trùng thường tấn công dưa chuột như: bọ trĩ, ruồi vàng, sâu đục quả,…
Một số bệnh thường gặp như: bệnh phấn trắng, bệnh mốc sương, ….
→ Bà con có thể phòng ngừa, điều trị cho cây trồng bằng các chế phẩm sinh học, thuốc trừ sâu sinh học để cây sinh trưởng tốt hơn
Bên trên là các chia sẻ từ An Nông về cách trồng dưa leo trong nhà lưới, hi vọng các thông tin trên sẽ mang đến kiến thức hữu ích với bà con trong quá trình trồng và chăm sóc cây dưa leo để cây cho trái năng suất và chất lượng hơn, các thông tin cần thêm bà con liên hệ An Nông qua hotline/zalo 093.111.3685 hoặc email annongagri@gmail.com nhé.