Kỹ thuật trồng táo leo giàn bao lâu thì có trái - An Nông

Kỹ thuật trồng táo leo giàn bao lâu thì có trái

Kỹ thuật trồng táo leo giàn thế nào là chuẩn nhất để cây ra hoa & tăng tỉ lệ đậu trái, giảm tối đa rủi ro về sâu bệnh cũng như ruồi vàng hút chít gây thối trái. Cùng tìm hiểu chi tiết từng bước trồng cây, thời điểm cắt tỉa cành, nuôi bông, nuôi trái,… để bắt tay vào trồng cây táo xanh tốt, trĩu quả.

ky-thuat-trong-tao-leo-gian-bao-lau-thi-co-trai-9
Trùm lưới chắn côn trùng cho cây táo

Các giống táo leo giàn được trồng nhiều

Giống Táo Đài Loan: quả to, da căng bóng có màu xanh nhạt khi trái non và ngả vàng khi chín , giống cây khỏa & ít nhiễm sâu bệnh. Năng suất trồng trung bình 1 – 1.5 tấn/1.000m²

Giống Táo Thái Lan: quả trưởng thành có thể to gấp 2 – 3 lần táo ta, quả có vị ngọt thanh và độ giòn cao. Đây là giống ít kén đất trồng, có thể chịu hạn tốt và cho năng suất vượt trội so với các giống táo khác

Táo Đào Vàng: là giống táo bản địa nước ta với màu cam vàng bắt mắt, quả có dáng thon dài, da căng bóng. Thịt quả cho vị ngọt bùi và khá giòn. Kích thước quả trung bình 23 – 26 quả/1kg, cho năng suất ổn định và tăng dần theo các năm trồng, đây là giống táo được nhiều chuyên gia đánh giá rất có tiềm năng trong tương lai

Táo Chua: hay còn gọi là táo ta quả có hình cầu hoặc hình trái xoan, kích thước quả khá nhỏ (trung bình 100 trái/kg), quả có mùi khá thơm khi chín và sức chống chịu với thời tiết thay đổi khá tốt

Táo Gia Lộc: Quả có màu vàng da cam, giòn và thiên vị chua nhiều, cây cho năng suất cao, trung bình 35 – 45 quả/kg

ky-thuat-trong-tao-leo-gian-bao-lau-thi-co-trai-01
Kỹ thuật trồng táo leo giàn bao lâu thì có trái

Kỹ thuật trồng táo leo giàn chuẩn nhất

Thời điểm trồng cây táo

Thời điểm tốt nhất trong năm để bắt đầu trồng cây táo là từ tháng 2 đến tháng 4 âm lịch – trước khi mùa mưa bắt đầu. Hoặc trồng vào đầu tháng 10, 11 âm lịch.

Khoản cách giữa các cây tốt nhất là từ 3m – 4m để cây đủ không gian vươn cành, phân tán lá

Luống trồng & phân bón

Đối với bà con trồng cây táo trong chậu nhựa trồng cây loại lớn, lựa chọn chậu nhựa C13 hoặc C16 – loại chậu có đường kính từ 35cm đến 40cm, chiều sâu lòng ít nhất 30 – 35cm là phù hợp. Nếu trồng ngoài vườn thì đào hố trồng rộng 40cm x 40cm chiều sâu

Bón lót trước khi trồng theo tỉ lệ: 500gr phân Kali : 200gr vôi bột : 300gr Ure : 20kg phân chuồng trộn đều với đất rồi cho vào chậu nhựa hoặc hố trồng. Hoặc có thể thay thế bằng phân vi sinh, trung bình 3 – 5kg/hố trồng

Cách trồng cây táo

Bước 1: Dùng xẻng hoặc cuốc khoét 1 lỗ đất ngay giữa hố, kích thước lỗ bằng với kích thước bầu cây táo chuẩn bị trồng

Bước 2: Đặt bầu cây táo vào lỗ trồng cây vừa khoét và tiến hành lắp chặt đất lại để cố định cây đứng vững, không bị đổ

Bước 3: Dùng cỏ khô hoặc tấm vải phủ gốc chống cỏ mọc phủ lên trên gốc cây táo để giữ ẩm cho cây con

Bước 4: Tưới nước ẩm gốc để kích thích rễ non phát triển nhanh trong giai đoạn đầu

ky-thuat-trong-tao-leo-gian-bao-lau-thi-co-trai-1-01
Cách trồng cây táo leo giàn ở sân thượng

Cách chăm sóc cây táo ra hoa & ra quả

Lượng nước tưới

Cây táo con cần nhiều nước (ưa ẩm) trong giai đoạn đầu để phát triển tuy nhiên không để cây bị ngập úng → nước quá nhiều gây úng rễ, thối cây

Nên trồng cây ở vị trí thoát nước tốt nhưng vẫn giữ được độ ẩm cần thiết. Thực hiện tưới nước 2 ngày / lần vào buổi sáng sớm và chiều mát cho cây con nhanh bén rễ, đâm chồi non’

» » » Xem thêm: Bạt diệt cỏ giữ ẩm cho cây trồng

» » » Xem thêm: 02 Loại Bạt Trải Chống Cỏ Tốt Nhất cho cây trồng

Cắt tỉa cành táo

Kỹ thuật trồng táo leo giàn như ý là cần phải cắt tỉa cành táo đúng thời điểm để tạo khung hoàn chỉnh cho cây.

Tỉa bỏ những cành khô/cành chết và cả những cành phát triển không hiệu quả để cây tập trung dinh dưỡng nuôi các cành cho năng suất cao hơn

Biện pháp phòng trị ruồi vàng và sâu bệnh

Các bệnh thường gặp khi trồng cây táo leo giàn phải nói đến như là:

Bệnh thối rễ và nứt thân cây táo:

  • Thường gặp ở vùng trồng đất ẩm cao, nấm mốc dễ xâm nhập làm hư hại rễ cây
  • Bệnh làm cho cây còi cọc, thân & tán xơ xác, lá cây đổi từ màu xanh đậm sang nhạt và chết dần từ ngọn xuống
  • Cách phòng trị: đất trồng tránh ẩm quá mức, cần có hệ thống thoát nước tốt, cần phát hiện sớm các vết nứt dọc (thâm đen) trong mạch gỗ

Bệnh khô cành:

  • Nguyên nhân là do nấm xâm nhập vào làm khô và chết cành, nấm xâm nhập qua vết thương làm nhũng quả
  • Ngoài ra, bệnh còn do nắng chiếu rọi trực tiếp trong thời gian dài. Do đó, cần bao phủ phủ giàn trồng cây táo bằng lưới chắn côn trùng nhằm ngăn cản các tia UV gây hại cho quả

Ruồi vàng đục quả:

  • Ruồi vàng đục trái táo gây thối trái, rụng trái được xem là một trong những nguyên nhân chính làm ảnh hưởng đến năng suất của vườn trồng
  • Đây được xem là vấn đề đáng lo ngại nhất đối với bà con trồng táo, khi trái táo bắt đầu vào vụ chín tỏa hương thơm sẽ thu hút ong, ruồi vàng đục trái. đến hút chít thịt quả, gây thối trái, đẻ trứng và gây dòi bên trong trái
  • Biện pháp:may lưới chắn côn trùng thành cái mùng hoặc may thành tấm lớn bao phủ cả giàn trồng táo hoặc trùm từng cây để ngăn ruồi vàng tiếp xúc với quả. Với phương pháp này giúp ngăn chặn 99% ruồi vàng và côn trùng gây hại tấn công vườn trồng táo mà không cần dùng thuốc trừ sâu, giúp đảm bảo sức khỏe và góp phần bảo vệ môi trường
ky-thuat-trong-tao-leo-gian-bao-lau-thi-co-trai-5
Phủ bạt tủ gốc chống cỏ mọc và trùm lưới chắn côn trùng cho vườn trồng cây táo

Thu hoạch & đốn cành sau thu hoạch

Cây táo trồng bao lâu có trái?

Trả lời: Với Kỹ thuật trồng táo leo giàn thì cây táo sau khi trồng từ 1,5 năm đến 2 năm là bắt đầu cho trái. Cây táo trưởng thành thường cao từ 3m – 4m. Do đó, để thuận tiện cho việc chăm sóc cũng như thu hoạch táo, bà con thường cho táo len giàn với chiều cao giàn trung bình 2m là phù hợp.

Vậy Cây táo ra quả vào mùa nào?

Trả lời: Thường thì tính từ thời điểm cây táo ra hoa, sau 60 – 90 ngày là có thể thu hoạch trái táo chín. Táo thu hoạch được là khi quả to, vỏ quả đã căng bóng, sáng màu hơn, trong quá trình thu hoạch & vận chuyển tránh làm dập quả vì quả có tính giọn, mọng nước nên rất dễ dập.

ky-thuat-trong-tao-leo-gian-bao-lau-thi-co-trai-7
Cây táo ra quả vào mùa nào

xem thêm các thông tin về lưới ngăn côn trùng cho cây ăn quả tại kênh Youtube AN NÔNG TV

Với kỹ thuật trồng táo leo giàn thì khi nào đốn cành cho cây táo?

Đốn phớt: thực hiện mỗi năm sau vụ thu hoạch cuối cùng nhằm đảm bảo cho sản lượng năm tiếp theo

Đốn đau: nghĩa là cắt hết các chành, chỉ chừa lại duy nhất 1 đoạn gốc của 3 cành lớn trong năm trước để tạo dáng cho táo cây táo leo giàn được đẹp hơn

Với những thông tin liên quan đến kỹ thuật trồng táo leo giàn, các lưu ý khi trồng cây & chăm sóc cây mà An Nông Agri vừa chia sẻ mong rằng bạn sẽ tự trồng thành công những cây táo leo giàn trĩu quả.

Sản phẩm nổi bật

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển lên trên