Hoa Hồng vốn là loại cây của vùng khí hậu ôn đới, không phải cây trồng bản địa. Do đó, với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ trung bình cao, mưa nhiều,… rất dễ phát sinh nấm, đặt biệt là bệnh thán thư. Cùng An Nông Agri tìm hiểu 3 Cách phòng trị bệnh thán thư trên cây hoa hồng để chăm sóc vườn cây thêm xanh tốt
Bệnh thán thư là gì?
Bệnh thán thư trên cây hoa hồng gây ra bởi 2 tác nhân chính là Nấm Colletotrichum gloeosporioides và Cephaleures virescens gây ra. Chúng xuất hiện đầu tiên trên lá của cây hoa hồng rồi lây lan dần sang thân, cành, chồi non
Biểu hiện bệnh thán thư
Xuất hiện đầu tiên trên các lá hoa hồng già, các vết bệnh có màu xám nhạt hoặc nâu sẩm, các đốm này hơi lõm xuống so với mặt lá
Nhiều vết bệnh tập hợp thành mảng lớn (từ 1cm – 2cm), dần dần các vết bệnh này lan rộng và tạo thành vết hoại tử, chúng là cho cây không thụ phấn được, không nở hoa và bệnh thán thư nặng có thể làm chết cây
Nguyên nhân gây bệnh
Do nấm Colletotrichum gloeosporioides lây lan từ cây này sang cây khác khi trồng cây hoa hồng với mật độ dầy. Đặc biệt là vào mùa thu/xuân khi độ ẩm trong không khí cao → điều kiện rất thuận lợi cho các bào tử nấm bệnh lây lan qua nước/hơi nước trong không khí
Thời tiết ẩm thấp, mưa nhiều là nguyên nhân gây nấm, các bào tử nấm theo gió lây lan cho các cây khác
3 Cách phòng trị bệnh thán thư trên cây hoa hồng
Lựa chọn giống cây trồng kháng bệnh
Bằng cách lựa chọn giống kháng bệnh để phòng trị bệnh thán thư trên cây hoa hồng
Giống cây trồng có sức đề kháng cao sẽ hạn chế tối đa việc lây nhiễm chéo bệnh thán thư từ các cây hoặc các vườn lân cận tốt hơn
Sử dụng lưới chắn côn trùng tránh lây nhiễm
Trồng cây hoa hồng trong nhà kính lợp màng PE nhà kính ngăn mưa, xung quanh bao che lưới chắn côn trùng 32 mesh hoặc lưới UV 50 mesh để ngăn việc lây lan bệnh thán thư theo gió bay đến vườn.
Hơn nửa, việc trồng hoa hồng trong nhà kính, bao che lưới chắn côn trùng xung quanh giúp điều tiết được độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng trong khu vực trồng cây gần như tuyệt đối → được xem là cách phòng bệnh thán thư mang hiệu hiệu quả hơn 90%
Dễ dàng kiểm soát được nấm bệnh gây hại và loại bỏ kịp thời ra khỏi vườn trồng
Xem thêm: Tất Tần Tật Các Chi Phí Cho Nhà Kính Mini 2025
Mật độ trồng, cắt tỉa, vệ sinh vườn trồng
Bố trí trồng cây hoa hồng với mật độ hợp lí, không trồng quá dầy để đảm bảo cây đón đủ ánh nắng mặt trời
Định kỳ cắt tỉa bỏ những lá đã già, lá chuyển vàng trên cây để tạo sự thông thoáng, tránh ẩm thấp để nấm bệnh phát triển. Đồng thời cắt tỉa bỏ lá già để cây tập trung dinh dưỡng nuôi chồi non và nở hoa
Dọn dẹp khu vực trồng hoa hồng định kỳ, làm sạch cỏ dại hoặc bạt diệt cỏ để vườn luôn thông thoáng
Lưu ý tưới nước cho cây hoa hồng nên tưới vào sáng sớm (tránh tưới lên lá & hoa) để cây kịp khô trước khi tối, vì độ ẩm cho là điều kiện lí tưởng cho nấm thán thư phát triển
Bệnh thán thư trên cây hoa hồng sẽ không là vấn đề nguy hiểm nếu như phát hiện sớm và thực hiện các biện pháp phòng trị kịp thời cho cây. Với những thông tin mà An Nông Agri đã chia sẻ bên trên mong bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong quá trình trồng và chăm sóc cây hoa hồng, chúc bạn thành công.