Phân bón NPK được xem là chất dinh dưỡng cho cây trồng, trong NPK chứa nhiều hợp chất cần thiết cho suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, tuy nhiên mọi người đã thật sự biết rõ Phân NPK là gì? cách bón phân NPK đúng cách? nên dùng loại phân NPK nào là thích hợp?, … cùng tìm hiểu với An Nông Agri trong bài chia sẻ sau đây nhé!
Nội Dung Chính
Thông tin về Phân NPK
Phân NPK là gì
Là loại phân bón cho cây trồng chứa 3 nguyên tố đa lượng là: Đạm – Lân – Kali (N-P-K), mỗi thành phần đóng vai trò quan trọng khác nhau trong sự phát triển của cây trồng, giúp cây xanh tốt và đất trồng màu mỡ hơn. Trong đó nguyên tố NPK là
- Nguyên tố Đạm kí hiệu N: giúp cành & lá phát triển xanh tốt, thúc đẩy quá trình quang hợp
- Nguyên tố Lân kí hiệu P: đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa năng lượng và vận chuyển dinh dưỡng nuôi cây
- Nguyên tố Kali kí hiệu K: Giúp cây tăng khả năng chống chịu với môi trường và đóng nhiều vai trò quan trọng trong quá trình nuôi cây tổng thể
Vì sao cần phải bón phân NPK?
Theo đó, với từng loại cây trồng cụ thể lượng phân NPK sẽ được điều chỉnh theo tỉ lệ phù hợp sao cho:
- Bón phân NPK để đảm bảo cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng
- Tăng khả năng chống chịu với môi trường (thời tiết, sâu bệnh, …)
- Cải thiện dinh dưỡng của đất trồng và cải thiện chất lượng khi thu hoạch
Vì vậy, cách bón phân NPK đúng & bón đủ là rất quan trọng để cung cấp đủ dinh dưỡng và cải thiện đất trồng tốt hơn
Các cách bón phân NPK cho cây trồng
Tùy thuộc vào giống cây trồng, loại đất trồng và thời vụ trồng sẽ có những cách bón phân NPK khác nhau, như:
1. Cách bón phân NPK trực tiếp vào đất trồng
Thường phù hợp với các loại phân hòa tan là Lân & Kali
Thực hiện bằng cách bón trực tiếp phân vào đất trồng
Ví dụ bón phân NPK cho cây ăn trái:
- Tiến hành đục 1 vài lỗ xung quanh gốc cây trồng (cách gốc ít nhất 15-25cm tùy cây lớn hay nhỏ)
- Sau đó rải phân vào và lấp đất lại
- Tiến hành tưới nước để phân bón hòa tan với đất để cung cấp dưỡng chất cho cây nhanh hơn
2. Bón phân NPK qua lá
Là cách hòa tan phân NPK vào nước và phun sương trực tiếp lên lá cây trồng
Các lưu ý:
- Hòa tan phân với nước đúng tỉ lệ để phân phát huy công dụng tốt nhất
- Không trộn quá ít hoặc quá nhiều: nếu quá ít thì lá không đủ dưỡng chất, quá nhiều dễ gây cháy lá, bỏng lá
- Phun đều trên các tán lá để cây hấp thụ đủ
- Tùy vào từng loại cây trồng mà lựa chọn lượng phân NPK 30-10-10 hay 20-20-15, … (dùng theo hướng dẫn trên bao bì hoặc theo hướng dẫn từ kĩ sư nông nghiệp)
3. Bón phân NPK dạng hạt lên trên bề mặt đất trồng
Là bằng cách dùng tay rải (rắc) đều phân NPK lên trên bề mặt của đất trồng cây
Các lưu ý khi bón:
- Cách bón phân NPK này tránh rải quá gần thân cây và gốc cây
- Trước khi rải có thể xới nhẹ 1 lớp đất xung quanh gốc (vị trí sẽ rải phân) → sau khi rải xong phủ 1 lớp đất mỏng lên trên để hạn chế tình trạng rửa trôi/bốc hơi phân bón
Các loại phân bón NPK hiện nay
Để đảm bảo cách bón phân NPK đúng, an toàn và hiệu quả cao cho cây trồng cần lưu ý một số điểm sau:
- Xác định nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng để lựa chọn loại phân bón NPK
- Khi bón trực tiếp vào đất hoặc rải phân cần xác định độ ẩm của đất trồng → để đảm bảo phân hòa tan và rễ cây hấp thụ được tốt nhất
- Theo từng giai đoạn cây phát triển, cần lựa chọn loại NPK phù hợp
- KHÔNG bón phân quá gần gốc & rễ cây
- Theo dõi cây trồng sau khi bón để có thể xử lí kịp thời các phát sinh (nếu có)
- KHÔNG bón phân khi trời sắp mưa to (tránh phân bị rửa trôi)
- KHÔNG bón phân giữa trưa nóng → nhiệt độ cao + phân bón sẽ sẽ cây bị thối rễ thậm chí chết cây
- Thực hiện bón phân theo hướng dẫn trên bao bì và hướng dẫn từ kĩ sư chuyên môn
Ngoài ra, trong trường hợp phải bón phân trong thời tiết hay mưa, bà con có thể kết hợp sử dụng bạt phủ chống cỏ mọc để:
- Bạt diệt cỏ dại giúp hạn chế tình trạng rửa trôi phân bón
- Hạn chế cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng
- Bảo vệ bộ rễ của cây trồng tốt hơn
Như vậy với mỗi loại cây trồng sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, vì vậy cách bón phân NPK cần phải được điều chỉnh sao cho phù hợp với từng điều kiện & môi trường sống của cây. Hi vọng với bài chia sẻ bên trên của Annong.vn sẽ có thêm kinh nghiệm hữu ích cho bà con trong quá trình chăm sóc cây trồng.