Phân vi sinh là gì? 4+ Loại phân vi sinh tốt nhất hiện nay

Phân vi sinh là gì? Công dụng & Phân Loại

Theo như các chuyên gia nông nghiệp khuyến cáo thì việc sử dụng phân bón vi sinh thay cho các loại phân bón hóa học không chỉ giúp bảo vệ môi trường, hệ sinh thái mà còn là giải pháp chăm sóc cây trồng sạch khỏe hơn. Vậy phân vi sinh là gì, có những loại nào và công dụng ra sao? cùng An Nông Agri tìm hiểu trong bài chia sẻ hôm nay nhé!

Phân Vi Sinh là gì?

Hay còn được gọi là Phân bón vi sinh – chứa các vi sinh vật sống và khi chúng ta bón vào đất trồng thì các vi sinh vật sống này giúp thúc đẩy quá trình phân giải đạm – lân, giúp tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cây, tăng sinh khối rễ.

Các vi sinh vật thường được chọn sử dụng làm phân bón vsv bao gồm:

  • Chất cố định đạm
  • Khuẩn thúc đẩy tăng trưởng (PGPRs)
  • Nấm endo & ecto mycorrhizal
  • Khuẩn lam và các vsv hữu ích khác, …

Phân bón vi sinh vật được dùng phổ biến thay cho phân hóa học vì không gây hại cho hệ sinh thái – bảo vệ môi trường

phan-vi-sinh-la-gi-cong-dung-phan-loai
Phân vi sinh là gì?

Công dụng của Phân bón vi sinh vật

Tăng độ phì nhiêu cho đất trồng

  • Thành phần chính trong phân vi sinh là: nito, photpho, kali + các nguyên tố vi lượng → cung cấp đầy đủ lượng dinh dưỡng
  • Các vi sinh vật này giúp giải phóng photpho & kali → cải thiện độ tơi xốp & tăng độ phì nhiêu cho đất trồng
  • Hơn nửa các vi sinh này còn giúp giải phóng luôn cả lượng photpho & kali trong phân bón hóa học thông thường (nếu có)

Cải thiện cấu trúc đất trồng

  • Vi sinh trong đất kích thích sản xuất polysaccharid – là chất kết dính hình hình cấu trúc hạt đất & giữ cho đất trồng ổn định
  • Phân bón vi sinh làm tăng hàm lượng hữu cơ, giảm độ nén & cải thiện khả năng giữ ẩm của đất trồng

Tăng sức đề kháng cho cây

  • Giúp kích thích sự phát triển của cây trồng
  • Điều chỉnh sự trao đổi chất của cây & rễ

Giảm các bệnh lây (lan) truyền từ đất trồng

  • Phân vi sinh tạo ra các vi lợi khuẩn thông qua cạnh tranh, hợp tác, … → có thể ức chế và làm giảm cơ hội lây lan của các loại nấm bệnh
  • Đồng thời các vi sinh cũng sẽ tự tạo kháng sinh → gây ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh trong đất trồng

>>> Xem thêm: Phân NPK là gì?

Phân hủy chất độc hại tồn dư trong đất

  • Làm phân hủy dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc BVTV còn trong đất
  • Giúp bộ rễ khỏe mạnh hơn, loại bỏ những chất độc hại còn trong đất, trong rễ
phan-vi-sinh-la-gi-cong-dung-phan-loai1
Phân bón vi sinh giúp tăng độ phì nhiêu cho đất trồng

Các loại phân vi sinh hiện nay

Theo đó, tùy vào từng nhu cầu sử dụng cụ thể mà chúng ta có thể lựa chọn chủng vi sinh phù hợp ví dụ như: phân vi sinh vật cố định đạm, phân vi sinh kích thích sinh trưởng, phân vsv phân giải lân, … cụ thể là:

Vi sinh vật cố định đạm (Ni-tơ)

Nguồn nitơ nhiều nhất là trong không khí với ~78%, muốn sử dụng được nguồn dinh dưỡng này thì cần phải có vi sinh vật chuyển hóa thông qua quá trình cố định ni-tơ

Công dụng:

  • Bổ sung hàm lượng đạm cho rễ cây trồng
  • Giúp lá xanh tốt, phát triển nhanh
  • Tăng khả năng sinh trưởng của cây trồng, giảm tỉ lệ sâu bệnh
  • Cải tạo đất trồng và giúp cân bằng nguồn dinh dưỡng trong đất
  • Thân thiện với môi trường và an toàn với sức khỏe

Nhược điểm:

  • Chất lượng của vi sinh sẽ khó đảm bảo nếu hàm lượng vi sinh không ổn định
  • Phân bón vi sinh dễ bị bay hơi hoặc hòa tan nếu gặp mưa lớn
  • Cần phải có chủng vi sinh với cường độ cố định ni-tơ cao
phan-vi-sinh-la-gi-cong-dung-phan-loai2
Quá trình chuyển hóa ni tơ trong đất

Phân bón vi sinh chuyển hóa đạm và phân giải lân (photpho)

Photpho tham gia vào quá trình hình thành tế bào mới cho cây, giúp trái nhanh chính, kích thích bộ rễ phát triển

Công dụng:

  • Giúp cây dễ dàng hấp thụ được lân khi bón
  • Với một số loại đấy như: đất đỏ bazan, đất đen, … tuy hàm lượng lân cao nhưng lân khó hấp thụ → phân vi sinh giúp hút được lân ở dạng khó tan
  • Giúp cây trồng nâng cao năng suất và chống chịu được thời tiết khắc nghiệt, sâu bệnh

Nhược điểm:

  • Cần có các vi sinh phân giải và chuyển hóa lân từ khó tan thành dễ tan
phan-vi-sinh-la-gi-cong-dung-phan-loai3
Phân bón vi sinh giúp phân giải lân khó tan trong đất

Phân bón vi sinh vật phân giải chất mùn

Vi sinh giúp phân giải xenlulozo nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng

Công dụng:

  • Tăng năng suất cây trồng
  • Tạo độ phì nhiêu, màu mỡ cho đất

Phân vi sinh vật tăng trưởng cho cây

Bằng công nghệ lên men vi sinh vật để hình thành các vi khuẩn, nấm xạ khuẩn, … dùng để phun trực tiếp lên cây hoặc bón vào đất trồng

Công dụng:

  • Kích thích sự phát triển, tăng trưởng của cây
  • Cây ít sâu bệnh, năng suất tốt hơn
  • Kích thích bộ rễ phát triển, khỏe mạnh hơn, điều hòa quá trình trao đổi dinh dưỡng của cây

=> Chế phẩm có công dụng tổng hợp trên cây trồng

Ngoài ra còn có các loại phân vi sinh như: vsv phân giải silicat, phân vi sinh ức chế vsv gây bệnh, tăng cường hấp thu kali, phân vi sinh tăng cường giữ ẩm, ….

phan-vi-sinh-la-gi-cong-dung-phan-loai5
Phân vsv giúp kích thích cây phát triển

Bật mí cách dùng phân bón vi sinh vật hiệu quả nhất

Có thể trộn phân vi sinh cùng với hạt giống theo tỉ lệ: 1hạt & 0.01 phân vi sinh

Sau 30p trộn có thể tiến hành gieo trồng

Để giữ được chất lượng, nên bảo quản phân dưới 30ºC tại nơi thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp

Ngoài ra, với các loại phân vi sinh bón trực tiếp cho đất, để phân vi sinh phát huy công dụng tốt nhất và hạn chế tình trạng bị rửa trôi sau khi bón thì bà con nên dùng bạt phủ chống cỏ cho cây trồng, với 3 ưu điểm như sau:

  • Diệt cỏ dại hiệu quả → giúp cây trồng hấp thụ tối đa dinh dưỡng từ phân vi sinh khi không có cỏ dại
  • Hạn chế tình trạng phân bị rửa trôi khi tưới nước cho cây hoặc gặp trời mưa lớn
  • Giữ ẩm cho đất trồng → tạo môi trường thuận lợi để phân bón vi sinh vật phát huy tối đa công dụng, bảo vệ bộ rễ cây trồng khỏe mạnh.
phan-vi-sinh-la-gi-cong-dung-phan-loai6
Kết hợp cùng bạt phủ chống cỏ mọc để hạn chế rửa trôi phân bón

Bên trên là các chia sẻ từ An Nông Agri về phân vi sinh là gì? công dụng cũng như các nhóm phân vi sinh phổ biến hiện nay, hi vọng mang đến những kiến thức hữu ích cho các bạn trong quá trình trồng và chăm soc cây nhé!

Sản phẩm nổi bật

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển lên trên