6+ Các Loại Rau Trồng Thủy Canh Trong Nhà Kính

6+ Các Loại Rau Trồng Thủy Canh Trong Nhà Kính

Nếu gia đình bạn có ban công hoặc sân thượng vừa đủ rộng thì có thể xem xét đến việc trồng rau thủy canh nhé. Trồng rau vừa tạo được không gian xanh vừa cung cấp được nguồn rau sạch mỗi ngày cho gia đình, cùng tìm hiểu các loại rau trồng thủy canh dễ chăm sóc để bắt tay vào thực hiện.

6+ Các Loại Rau Trồng Thủy Canh dễ chăm sóc

các loại rau trồng thủy canh rất đa dạng, dưới đây An Nông Agri mách bạn 6+ rau các loại dễ trồng nhất, ít tốn thời gian chăm sóc để bạn tham khảo:

Rau Muống

Thực hiện ngâm hạt giống rau trong nước ấm & sau đó ủ hạt trong khăn ấm để kích thích hạt nảy mầm

Sau đó chuyển vào rọ thủy canh (trung bình 5 – 6 hạt/rọ trồng). Sau 20 – 25 là đã có thể thu hoạch rau muống được rồi nhé!

*Lưu ý: mặc dù là trồng thủy canh nhưng vào những ngày nắng nóng bạn nên căng 1 lưới che nắng để làm nhiệt độ của dung dịch thủy canh, tránh làm chết cây do bị sốc nhiệt độ.

cac-loai-rau-trong-thuy-canh
Rau muống trồng thủy canh

Rau Bina (hay còn gọi là Rau Chân Vịt)

Là loại rau chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, bạn nên xem xét trồng rau trong nhà để cung cấp nguồn rau sạch – không phân thuốc cho gia đình.

Tháng 3 – 9 hằng năm là thời điểm thích hợp nhất để trồng cải bó xôi, để cây có đủ không gian phát triển nên trồng với mật độ trung bình 15 cây/m2

*Lưu ý: Để rau không bị cháy lá – cháy nắng, nên sử dụng thêm lưới cắt nắng 50 – 60% để giảm cường độ ánh sáng

Cải Mầm

Có thể trồng cải mầm thủy canh rất đơn giản chỉ với: 1 khay chứa nước và 1 rổ đựng hạt rau mầm

Dùng khăn giấy (đã làm ướt) trải đều lên rổ → sau đó rải hạt rau mầm lên và phun sương ướt đẫm hạt rau để kích thích nảy mầm sau đó đặt vào khay chứa nước

Dùng khăn tối màu/ bìa carton hoặc lưới che nắng 80 -90% phủ lên trên bề mặt, che đi ánh sáng để mầm phát triển nhanh nhất, sau 4-6 ngày là bạn đã có thể thu hoạch rau mầm

*Lưu ý: nước trong khay không được quá nhiều, chỉ vừa đủ ướt khăn giấy chứa hạt

>>> Tham khảo giá lưới che nắng 80-90% tại: Lưới che nắng khổ 3m 

Cải Xanh, Cải Ngọt

Tháng 9 – 12 của năm là thời điểm trồng cải xanh & cải ngọt tươi tốt nhất. Các loại rau xanh này chứa nhiều vitamin A-B-C-K,… tốt cho sức khỏe

cac-loai-rau-trong-thuy-canh-02
Các loại rau trồng thủy canh đơn giản

Rau Dền

Rau dền xanh, dền đỏ đều trồng được bằng phương pháp thủy canh

Nên ngâm hạt giống rau dền trong nước ấm (2 lạnh: 1 sôi) từ 2 – 4 tiếng trước khi bỏ hạt vào rọ trồng để hạt nảy mầm nhanh hơn.

Giữ ẩm & cung cấp dinh dưỡng theo từng giai đoạn phát triển, duy trì pH trung bình 6.5 để cây phát triển khỏe mạnh, sau 35 – 45 ngày là bạn có thể thu hoạch rau

Hành Lá

Là rau gia vị được xem là dễ trồng nhất, hành lá có thể trồng rau làm cảnh tại cửa sổ, ban công bằng phương pháp thủy canh vô cùng đơn giản

Chỉ cần 1 cốc chứa nước và gốc hành lá (còn rễ tươi xanh), thân hành nên còn dài từ 10-15cm nhé

Tiến hành cho nước sạch vào cốc chứa tầm 2.5-3cm, sau đó đặt gốc hành vào cốc (số lượng thùy mục đích trồng) → sau đó đặt chậu trồng hành lá ở vị trí đón nắng & nhiều ánh sáng để kích thíc mọc lá mới

1- 2 ngày cần thêm nước trong cốc nuôi để đảm bảo hành sinh trưởng tốt

cac-loai-rau-trong-thuy-canh-3
Trồng hành lá thủy canh

Cách trồng rau trong nhà kính cho hộ gia đình

Bước 1: Chuẩn bị vật tư trồng rau thủy canh

Mặc dù là trồng rau thủy canh ở ban công hoặc sân thượng nhưng bạn nên xem xét đến các yếu tố như: hướng nắng, hướng gió, đường nước, … để cây có thể phát triển tốt nhất

Tùy vào các loại rau trồng thủy canh mà bạn chuẩn bị các vật dụng như:

  • Ống thủy canh/khay thủy canh trồng rau
  • Hạt giống, dụng cụ trồng
  • Lưới che nắng để điều hòa nhiệt độ vào những ngày nắng nóng
  • Màng PE nhà kính để tránh mưa gió ảnh hưởng đến dung dịch trồng thủy canh
cac-loai-rau-trong-thuy-canh-4
Lưới chắn côn trùng UV 50 mesh cho nhà kính trồng thủy canh

Bước 2: Tiến hành

Lắp đặt nhà kính trồng rau, nếu cần thêm hướng dẫn về nhà lưới trồng rau thủy canh có thể liên hệ An Nông để được tư vấn thêm nhé.

Quy trình lắt đặt sơ bộ như:

  • Xác định diện tích, kiểu dáng thi công nhà kính trồng rau thủy canh tại nhà
  • Số lượng vật tư thi công như (lưới chắn côn trùng, thanh nẹp nhà kính, màng pe, máng thủy canh các loại, ….)
  • Lắp đặt hệ thống thông gió, màng phủ (nếu có)

Nhà kính trồng rau hoàn tất là bạn có thể bắt tay vào trồng rau trong nhà kính ngay rồi nhé!

Bước 3: Chăm sóc & thu hoạch

Các loại rau trồng thủy canh luôn phải đảm bảo đủ các tiêu chí như là:

  • Ánh sáng
  • Lượng nước tưới
  • Hệ thống thông gió
  • Dinh dưỡng trong dung dịch thủy canh

→ để đảm bảo cho các loại rau phát triển tốt nhất và hấp thu tối đa các dưỡng chất, khoáng chất, các ưu điểm của mô hình trồng rau thủy canh mang lại

cac-loai-rau-trong-thuy-canh-5
Trồng rau thủy canh mô hình nhỏ cho hộ gia đình

Lợi ích từ việc trồng các loại rau bằng phương pháp thủy canh

  1. Lợi ích đầu tiên phải nói đến là có nguồn rau xanh – sạch, trồng rau tại nhà 100% không dùng thuốc → rất an toàn cho sức khỏe
  2. Vì trồng rau trong nhà kính nên có thể điều tiết được độ ẩm, nhiệt độ, không khí → cây sinh trưởng đồng đều, năng suất ổn định
  3. Không sử dụng phân, thuốc, hóa chất nên giảm thiểu tối đa các tác động xấu đến môi trường
  4. Tiết kiệm được diện tích trồng rau và ít tốn nước hơn so với trồng rau truyền thống bằng đất

Với những chia sẻ bên trên về các loại rau trồng thủy canh cũng như 4+ lợi ích mà phương pháp này mang lại, An Nông Agri mong mang đến cho bạn thêm những kiến thức hữu ích để bắt tay vào thực hiện trồng rau làm cảnh mà cũng có thể ăn được luôn nhé

Sản phẩm nổi bật

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển lên trên