Tại sao trồng dưa leo bị đắng? có phải do còn tồn dư hóa chất & thuốc trừ sâu trong quả hay do chăm sóc dưa leo sai cách? Vậy nguyên nhân chính từ đâu làm cho dưa leo có vị đắng khó ăn, cùng An Nông Agri tìm hiểu nguyên nhân chính xác để phòng trị.
Top những nguyên nhân trồng dưa leo bị đắng
Dưa leo bị đắng do thiếu nước
Nghe có vẻ không liên quan gì nhau, tuy nhiên dưa leo là loại ưa ẩm lại không chịu được ngập úng. Do đó, nếu không được tưới nước đủ thì trong quá trình trái phát triển sẽ mang các thành phần có chứa chất đắng
Do ảnh hưởng của môi trường
Như là độ ẩm, thời thiết nắng/mưa, nhiệt độ mất cân bằng làm cho cây không phát triển, quả bị teo tóp, cơ chế tự bảo vệ của cây sản sinh chất cucurbitacin gây đắng
Dưa leo đắng là do trồng chung với khổ qua
Nếu 2 loại trồng gần nhau thì ong hút mật, côn trùng hút dinh dưỡng qua lại giữa 2 loại quả cũng sẽ làm dưa leo bị đắng. Ngoài ra, trồng luân canh 1 vụ khổ qua, 1 vụ dưa leo cũng làm cho dưa leo bị đắng
Trồng dưa leo bị đắng do bón phân không đúng cách
Nếu bón phân cho dưa leo không đúng thời điểm và không đúng liều lượng sẽ làm dư hàm lượng Kali & Đạm làm cho thân lớn hơn, quả phát triển to hơn → dẫn đến hàm lượng cucurbitacin đi vào cuốn quả, vào quả nhiều hơn bình thường, làm cho phần đầu quả có vị đắng khó ăn
>>> xem thêm: Cách trồng mận bằng hạt đơn giản ai cũng làm được
Cách khắc phục dưa leo trồng bị đắng
Cung cấp lượng nước đủ & kịp thời:
Vào mùa nắng nóng, ít mưa hãy tưới nước cho dưa leo 2 lần ngày vào buổi sáng sớm và chiều mát để đảm bảo cây hấp thụ đủ nước, làm giảm đi nhiều nhất lượng cucurbitacin tích tụ trong quả
Có thể kết hợp dùng bạt trải diệt cỏ (phủ trên luống trồng dưa leo) để vừa ngăn cỏ dại & giữ ẩm cho cây trồng để tiết kiệm thời gian và số lần tưới nước cho cây
Điều hòa nhiệt độ cho dưa leo:
Bằng cách rải 1 lớp mỏng rơm khô hoặc cỏ vụn xung quanh gốc dưa leo để tăng độ ẩm cho đất, hạn chế bốc hơi nước vào mùa nóng → cách này giúp điều hòa nhiệt độ nhiệt độ của bộ rễ dưa leo, giúp hạn chế tích tụ cucurbitacin làm cho quả đắng
Hoặc có thể dùng tấm vải phủ gốc cây trồng để giữ ẩm với công dụng tương tự thay cho rơm khô hoặc cỏ vụng, vì cỏ khô sẽ còn các hạt cỏ và mầm cỏ, lâu ngày khi bón phân và tưới nước cho cây trồng cỏ sẽ phát triển và cạnh tranh dinh dưỡng với dưa leo, lại phải tốn thời gian làm cỏ
Chọn giống & phân bón phù hợp
Bên cạnh các yếu tố bên ngoài tác động thì bản thân 1 số giống dưa leo vốn có vị đắng tự nhiên ở gần cuốn quả. Vì vậy nếu bạn muốn trồng dưa leo không đắng có thể tìm các giống mới lại tạo, cho năng suất cao, không đắng
Ngoài ra, lượng phân bón chỉ nên bón vừa đủ, có kế hoạch hợp lí theo từng giai đoạn của cây như: giai đoạn trưởng thanh – giai đoạn ra hoa – giai đoạn sau thu hoạch
Lắp lưới chắn côn trùng cho dưa leo
Không nên trồng dưa leo và khổ qua gần nhau, hệ rễ phát triển gần nhau cũng có thể tạo ra chất đắng. Sử dụng lưới chắn côn trùng từ 32 mesh để ngăn chặn các con ong, bướm, côn trùng hút chít làm đắng quả, hư hỏng quả, đồng thời lưới côn trùng 32 mesh còn giúp ngăn chặn bọ trĩ, bọ phấn trắng cho dưa liệu quả hiệu mà không cần dùng thuốc trừ sâu
»»» xem thêm: Báo giá lưới chắn côn trùng trồng rau sạch giá rẻ
Nguyên nhân chính làm cho dưa leo bị đắng là các điều kiện không thuận lợi làm tích tụ hàm lượng cucurbitacin, nếu ăn dưa leo có chứa cucurbitacin hàm lượng nhỏ sẽ giúp lợi tiểu → có lợi cho cơ thể
Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều dưa chuột bị đắng sẽ có nguy cơ ngộ độc cucurbitacin. Do đó, nếu 1 quả dưa leo chỉ bị đắng ở phần cuốn quả, bạn nên bỏ đi phần cuốn – phần còn lại sử dụng bình thường, còn nếu dưa leo đắng cả quả thì nên bỏ đi nhé
Như vậy An Nông Agri đã giúp bạn tìm hiểu rõ nguyên nhân trồng dưa leo bị đắng cũng như các cách để trồng và thu hoạch được những quả dưa leo xanh tốt, thông tin nào chưa rõ bạn hãy liên hệ lại An Nông để chúng tôi giải đáp rõ hơn nhé, chúc bạn có mùa vụ bội thu.