Dâu tây là loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao nhưng nhạy cảm với môi trường, thời tiết, dễ bị sâu bệnh như cháy lá, quăn lá, nấm trắng, …. Hôm nay, cùng An Nông Agri đi tìm 4 lí do tại sao dâu tây bị vàng lá? để có cách phòng trị kịp thời để nâng cao năng suất & chất lượng trái.
Top Những Lí Do Dâu Tây Bị Vàng Lá
Bệnh vàng lá dâu tây do thiếu Đạm
Dâu Tây cần nhu cầu lượng Đạm lớn, nếu cây thiếu Đạm sẽ còi cọc, ra ít ngó, lá dâu tây sẽ nhỏ, và dâu tây bị vàng lá
Triệu chứng thiếu Đạm ban đầu sẽ xuất hiện ở lá già, gần gốc cây sau đó sẽ chuyển từ màu xanh đậm sang xanh tái rồi chuyển màu vàng nhạt
Cây dâu tây mới trồng nếu bị vàng lá nên bổ sung phân gà, phân hữu cơ nhiều đạm xung quanh gốc, kết hợp bón đạm định kỳ 15 ngày/lần
xem thêm Màng Phủ Nhà Kính – Màng PE Nhà Kính Số 1 Việt Nam
Lá Dâu Tây Bị Vàng Do Sâu Bệnh
Cây dễ bị sâu bệnh, côn trùng tấn công gây ra các bệnh như: bệnh phấn trắng, bệnh thán thư, đốm lá, bệnh vàng lá dâu tây.
Khi trồng cây dâu tây trong môi trường không thuận lợi như: độ ẩm cao, thiếu sáng, …→ tạo điều kiện co nấm bệnh, côn trùng như bọ phấn, nhện, rệp gây hại cho lá dâu tây, làm thối quả, hỏng quả.
Dễ quan sát nhất bằng mắt thường khi dâu tây bị nấm bệnh thì các đốm trắng li ti sẽ xuất hiện dầy đặc trên lá, các đốm này sẽ chuyển sang vàng
xem thêm: Bạt trải diệt cỏ cho luống trồng dâu tây
Bệnh Cháy Vàng Lá Trên Cây Dâu Tây Do Ngập Úng
Tưới thừa nước quá nhiều cũng là nguyên nhân gây vàng lá dâu tây, thừa nước sẽ làm rửa trôi phân bón & các chất dinh dưỡng khác cho cây (đặt biệt là Đạm)
Đặc biệt, đối với bà con trồng dâu tây trong chậu nhựa thì hiện tượng ngập úng xảy ra thường xuyên. Do đó, chỉ nên tưới nước vừa đủ và sử dụng chậu nhựa trồng dâu tây có đục lỗ dưới đáy chậu để thoát nước tốt
Xem thêm Cách Trồng Dâu Tây Không Bị Thối
Do Lá Dâu Tây già đi
Dâu tây bị vàng lá cũng có thể do quá trình thay lá hoàn toàn tự nhiên của cây bạn có thể yên tâm, không cần quá lo lắng nhé
Lá già ở gần gốc nhất sẽ chuyển vàng và dần rụng đi theo chu kì sinh trưởng bình thường, bạn chỉ việc thu dẹp những lá già đã rụng đi để đảm bảo vệ sinh, tránh làm nơi trú ngụ của coôn trùng gây hại và sâu bệnh là được
xem thêm: Cây thiếu sáng sẽ như thế nào?
Cách Khắc Phục Lá Dâu Tây Bị Vàng
Lượng nước tưới và giữ ẩm đất trồng dâu tây
Kiểm tra độ ẩm đất trồng bằng cách ấn 1 ngón tay vào đất (chiều sâu khoảng 1 lóng tay) để xem đất trồng đang khô hay ẩm ướt để điều chỉnh thời gian tưới cây cho những lần sau
Như đã nói, dâu cần tưới đủ nước để tăng cường quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng nuôi trái căng bóng nhưng không được ngập úng. Nên có thể phủ 1 lớp cỏ khô xung quanh gốc cây hoặc 1 lớp bạt phủ chắn cỏ mọc (hoặc thay thế bằng lưới che nắng 70%) để giữ ẩm cho cây và ngăn ngập nước
Lớp bạt phủ chống cỏ mọc vừa có công dụng ngăn cỏ, không còn tình trạng dâu tây bị vàng lá, vừa giữ cho bề mặt luống trồng dâu tây luôn sạch sẽ, thẩm mỹ → côn trùng, nấm bệnh không còn nơi trú ngụ nên sẽ hạn chế việc lây lan nấm bệnh
Bổ sung ni tơ (Phân đạm) cho dâu tây
Định kỳ rải phân gà dạng viên và kết hợp bón phân Đạm cho cây dâu tây, tránh cây bị vàng lá do thiếu dinh dưỡng
Thực hiện trồng dâu tây trong nhà lưới mini để có thể kiểm soát được độ ẩm, dinh dưỡng, nhiệt độ trồng → đạt năng suất cao hơn
Vệ sinh, đảm bảo vườn trồng thông thoáng
Trung bình 15 – 20 ngày tiến hành tỉa bỏ lá giá đã vàng héo, lá khô để luống trồng dâu tây luôn sạch sẽ, thông thoáng
Việc tỉa bỏ lá già giúp:
- Cây tập trung dinh dưỡng nuôi chồi non và trái
- Thông thoáng luống trồng hạn chế ẩm ướt, nấm lá, côn trùng trú ngụ, gây bệnh
- Có thể sử dụng lưới chắn côn trùng 32 mesh hoặc lưới uv 50 mesh bao che xung quanh vườn trồng dâu để ngăn bọ phấn, nấm bệnh từ các vườn khác lây lan sang
Bên trên là các nguyên nhân dẫn đến dâu tây bị vàng lá, khi trồng cây dâu tây bà con nên chăm sóc cây bằng cách thường xuyên thăm vườn trồng để sớm phát hiện bệnh, có biện pháp phòng trị bảo vệ cây khỏi các nguyên nhân trên