Hướng Dẫn Cách Trồng Cây Trầu Bà Đơn Giản

Hướng Dẫn Cách Trồng Cây Trầu Bà Đơn Giản

Cây Trầu Bà là loại kiểng lá khá phổ biến và được ưa chuộng hiện nay. Ngoài công dụng trang trí, tạo không gian xanh cho nhà ở, Trầu Bà còn có tác dụng lọc không khí tốt, hút các hạt bụi mịn hay các kim loại nặng bay lơ lửng trong không gian nhà ở. Bên cạnh đó, cách trồng cây trầu bà lại vô cùng đơn giản, nhanh gọn, ít tốn công. Sau đây là hướng dẫn cách trồng cây Trầu Bà siêu đơn giản từ nhà An Nông nhé!

1. Đặc điểm của cây Trầu Bà

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại trầu bà như trầu bà truyền thống lá nhỏ màu xanh trơn, trầu bà cẩm thạch, trầu bà đế vương,…Nhưng nhìn chung đặc tính của các loại này đều giống nhau và cách trồng cây trầu bà cho những loại giống này cũng không khác gì nhau

  • Trầu bà thuộc cây họ Ráy có nguồn gốc từ Indonesia.
  • Dạng cây thân thảo, có lá đơn, gốc lá hình trái tim, thuôn dài ở đỉnh.
  • Cụm hoa dạng mo, cuống ngắn, bò dài hoặc buông thõng ở những chậu cây treo.
  • Phần rễ đặc biệt nhiều và tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường sống mà mức độ phát triển cũng như hình dáng của rễ cũng sẽ khác nhau.

2. Ý nghĩa của cây Trầu Bà

Vạn Niên Thanh, Thiết Mộc Lan,…chính là tên gọi khác của cây Trầu Bà. Cây mang ý nghĩa tượng trưng cho sự vươn lên không ngừng, sức sống mãnh liệt trong cuộc  sống. Ngoài ra, cây còn có giá trị phong thuỷ cho chủ sở hữu khi được đặt đúng vị trí. Những vị trí nên đặt trầu bà như bàn làm việc, ban công, cửa sổ,…nơi có ánh sáng cây sẽ phát triển tốt.

3. Hướng dẫn cách trồng cây Trầu Bà đơn giản

3.1. Cách trồngTrầu Bà trong đất

Cách trồng trầu bà trong đất là cách trồng phổ biến nhất, đa số khách hàng sẽ chọn loại này vì nó khá đơn giản.

  • Chọn loại đất trồng có độ tơi xốp, thoáng khí, giàu dinh dưỡng, giữ ẩm tốt. Có thể trộn đất thịt với phân chuồng đã ủ oai, tốt nhất là phân bò đã qua xử lí để giúp bổ sung thêm dưỡng chất cho cây.
  • Nếu mua chậu nhựa trồng cây từ cửa hàng hoa kiểng về thì chỉ cần giũ sạch lớp đất cũ, sang cây qua chậu mới, thêm vào giá thể  đất trồng đã trộn như trên là xem như hoàn thành.
  • Trường hợp muốn nhân cây từ chậu giống đã mua, chọn những cành khoẻ, cắt đoạn vừa tầm 1 gang tay (cắt chéo, tạo độ nhọn phần gốc tiếp xúc với đất để khi giâm cành dễ dàng ghim cố định vào đất). Tỉa bớt lá chỉ chừa tầm 1 đến 2 lá thở. Sau đó giâm vào chậu đã chứa sẵn giá thể đất trồng.

Lưu ý: Sau khi giâm trầu bà, chúng ta không nên vội tưới nước ngay cho cây mà để sang hôm sau hẵn tưới. Điều này giúp cành giâm thích nghi dần với nơi ở mới.

>>> Xem thêm: Cách trồng cây sống đời lá dài đơn giản

Huong-dan-cach-trong-cay-trau-ba
Cách trồng cây trầu bà trong chậu

3.2 Cách trồng Trầu Bà trong nước

Cách để trồng cây trầu bà thuỷ canh phù hợp khi trồng Trầu Bà ở nơi làm việc, văn phòng hay cửa sổ.

huong-dan-cach-trong-cay-trau-ba
Cách trồng cây trầu bà thủy canh
  • Xử lí: đối với cách để  trồng cả cây trầu bà vào bình thuỷ canh thì phần cần xử lí của cây Trầu Bà khi chính là bộ rễ của cây. Lấy cây ra khỏi chậu, giũ sạch lớp đất bám vào rễ, có thể dùng vòi nước có áp lực để làm sạch rễ cây Trầu Bà vừa nhanh lại siêu sạch lớp đất bám vào rễ. Sau khi làm sạch đất, dùng tay hoặc vật dụng cắt tỉa, loại bỏ những phần rễ bị hư, úng, nấm bệnh.
  • Bình trồng thuỷ canh: là bình thuỷ tinh có kích thước phù hợp với độ lớn của cây và tuỳ thuộc vào nhu cầu cũng như vị trí đặt chậu. Ví dụ: muốn trồng cây ở bàn làm việc để tạo thêm một góc nhỏ dễ thương ta có thể chọn size bình nhỏ nhất 8 x 11cm, 12 x 15 cm là những chậu có kích thước nhỏ, vừa vặn cho không gian bàn làm việc.
  • Dung dịch thuỷ canh: cho nước vào bình kèm một ít dung dịch thuỷ canh giúp bổ sung dinh dưỡng do cây khi cần thiết. Lưu ý mực nước thuỷ canh chỉ nên ở mức một nửa hoặc hơn một nửa bộ rễ Trầu Bà. Không nên để nước ngập toàn bộ rễ vì điều này dễ khiến rễ cây Trầu Bà nhanh úng.

>>> Xem thêm: bảng giá thanh nẹp ziczac 

4. Kỹ thuật chăm sóc

  • Nhiệt độ: cây Trầu Bà không chịu được lạnh, nhiệt độ lí tưởng để cây phát triển tốt là từ 15 – 30 độ C.
  • Nước: đối với cây trồng trong đất khuyến khích tưới đều cho cây 2 cử sáng chiều, tưới đẫm. Vào những ngày nắng nóng có  thể tăng cường thêm 1 cử tưới nhằm cung cấp  đủ nước, duy trì độ ẩm cho cây tránh tính trạng cây bị héo do thiếu nước. Đối với cây trồng thuỷ canh, có thể chăm nước thêm cho cây khi thấy mực nước xuống thấp hơn phân nửa bộ rễ hoặc làm mới dung dịch thuỷ canh nếu cảm thấy nước trồng thuỷ canh ở hiện tại đục, rong rêu và hết dinh dưỡng.
  • Sâu bệnh: về khoản này thì các bạn yên tâm do Trầu Bà rất ít sâu bệnh, hầu như không có.

Quả thật cách trồng cây trầu bà rất đơn giản dù ở nhà hay tại văn phòng làm việc. Cây mang nhiều giá trị về mặt tinh thần lẫn phong thuỷ. Là sự lựa chọn đáng được ưu tiên với chi phí trung bình, dễ dàng chăm sóc cho những bạn đang cần không gian xanh cho chính mình.

An Nông cảm ơn bạn đã xem!

Sản phẩm nổi bật

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển lên trên
%d bloggers like this: